Thứ Ba, 14/10/2014 10:51

Thị trường Tây Nguyên: Tràn lan phân bón kém chất lượng

Với hơn 1 triệu héc-ta cây trồng, Tây Nguyên được xác định là vùng đất nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Lợi dụng ưu thế này, nhiều loại phân bón giả, phân bón kém chất lượng đã tìm cách xâm nhập thị trường, gây những thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên.

Nhiều hộ dân “trắng tay” do bón phân dởm

Theo Bộ NN&PTNT, nhu cầu sử dụng phân bón ở nước ta trong năm 2014 khoảng 11 triệu tấn; chủ yếu là các loại phân lân, ka li, SA, urê, DAP, NPK… Khoảng 500 cơ sở sản xuất phân bón ở các địa phương trong cả nước với những tên tuổi lớn như Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình, Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, Bình Điền… có sản lượng hơn 8 triệu tấn, đã đáp ứng được hơn 80% nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, lẫn trong những cơ sở sản xuất phân bón có uy tín trong nước là nhiều cơ sở làm ăn dối trá, chụp giật khiến nhiều hộ nông dân “trắng tay” sau mỗi vụ thu hoạch do bón phân chất lượng kém. Hầu hết các cơ sở này đều tái sử dụng bao bì, nhãn mác của các cơ sở làm ăn chân chính, uy tín rồi đóng ruột dởm để lừa bà con.

Thời gian qua, hàng nghìn hộ nông dân tại khu vực Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long “điêu đứng” khi mua phải các loại phân bón giả làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, thoái hóa đất, thậm chí còn tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển. Điển hình là tại xã Nam Bình, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, nhiều hộ dân buộc phải đốn chặt cây cà phê sau khi dùng phải một số loại phân bón kém chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu do sắp vào vụ thu hoạch nhưng những cây cà phê không thể phục hồi cho năng suất. Tại Đắk Lắk, địa phương có diện tích cây nông nghiệp đứng hàng đầu các tỉnh Tây Nguyên, các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón với nhiều chủng loại, nhãn mác bán tràn lan khiến bà con nông dân không thể phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.

Cần xử lý triệt để vấn nạn phân bón giả

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, hầu hết phân bón giả, kém chất lượng được tiêu thụ chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa như miền Trung, Tây Nguyên, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Qua các đợt kiểm tra, tình trạng khá phổ biến là các loại phân bón vỏ thật, ruột giả; bao bì phân bón không ghi cụ thể bao nhiêu phần trăm để nhập nhèm về mặt chất lượng; thuốc bảo vệ thực vật có hàng nhập khẩu nhưng không có tên xuất xứ...

Thực tế cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sản xuất, buôn bán phân bón giả, kém chất lượng tiếp tục hoành hành, gây thiệt hại cho người nông dân. Thứ nhất, sự lòng vòng của phân bón thật khi đưa ra khỏi nhà máy phải qua tay rất nhiều khâu trung gian, mỗi khâu nâng giá lên một lần nên khi phân thật đến tay người nông dân bị đội lên nhiều. Lợi dụng quá trình này, các cơ sở sản xuất, buôn bán phân bón giả có cơ hội trà trộn vào. Thứ hai, rất nhiều cơ sở sản xuất phân bón thật không tiếp thị, quảng cáo, đưa hàng đến tận nơi cho người nông dân mà để cho các cơ sở sản xuất, buôn bán phân bón giả thực hiện quá trình này. Thứ ba, trình độ nhận thức của người nông dân có hạn, không nhận biết được hàng thật chỉ tin lời quảng cáo của các “cò”. Thứ tư, công tác kiểm tra, xử lý của các cơ quan chức năng không thường xuyên và chưa có tác dụng răn đe triệt để đến các cơ sở sản xuất, buôn bán phân bón giả, kém chất lượng. Để tránh bị lừa, bà con cũng cần có thêm kiến thức và kinh nghiệm sử dụng sản phẩm nông nghiệp qua việc tham gia các hoạt động hội thảo, phổ biến kiến thức sử dụng phân bón do các công ty phân bón có uy tín như: Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, Công ty Super Phốt phát Lâm Thao... tổ chức.

Việt Hoàng

công thương

Các tin tức khác

>   Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt game online: Lợi bất cập hại - thất thu thuế (14/10/2014)

>   Đừng đẩy rủi ro cho doanh nghiệp! (14/10/2014)

>   ‘Người khổng lồ’ chân đất sét (14/10/2014)

>   Sáp nhập DN bán lẻ: Nhiều cái lợi (14/10/2014)

>   Ngành sản xuất tiếp tục giữ vị trí hàng đầu về nhu cầu tuyển dụng (13/10/2014)

>   ADB đã hỗ trợ Việt Nam hơn 13 tỷ USD phát triển kinh tế (13/10/2014)

>   Báo cáo Bộ Chính trị dự án sân bay Long Thành (13/10/2014)

>   Vinalines chính thức thua vụ kiện 3 triệu USD (13/10/2014)

>   Dự án đường sắt số 1 đội vốn từ 1,091 tỷ USD lên 2,49 tỷ USD (13/10/2014)

>   Viettel được phép kinh doanh di động tại Tanzania (13/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật