Thứ Ba, 14/10/2014 15:18

Quản lý khai thác khoáng sản: Nhiều vấn đề “nóng”

Nhiều vấn đề bất cập trong khai thác khoáng sản đã được đưa ra bàn luận tại Hội thảo “Những vấn đề nóng trong khai thác khoáng sản ở Việt Nam hiện nay, giải pháp khắc phục” do Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức tại Hà Nội mới đây.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), đến hết năm 2013, cả nước đã có trên 3.000 tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động theo 4.320 giấy phép thăm dò/khai thác khoáng sản. Trong đó, thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN&MT là 559 giấy phép (64 thăm dò; 495 khai thác) trên địa bàn 51 tỉnh, thành phố. Một số tỉnh có số lượng tổ chức, cá nhân tham gia thăm dò, khai thác khoáng sản tương đối nhiều như: Lâm Đồng, Nghệ An, Quảng Ninh, Bình Định, Hà Tĩnh, Thanh Hóa...

Trong số 64 khu vực theo giấy phép do Bộ TN&MT cấp có 20 khu vực đã phê duyệt trữ lượng; 32 khu vực thăm dò xong. Năm 2013, có 48 báo cáo thăm dò được Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia phê duyệt như: Apatit 25,138 triệu tấn; bauxit 909,766 triệu tấn quặng; đá granit ốp lát 37,751 triệu m3; đã hoa trắng ốp lát 9,643 triệu m3; đá hoa trắng làm bột cacbonat canxi 56,307 triệu tấn; sét xi măng 47,197 triệu tấn; đá vôi xi măng 313,412 triệu tấn...

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Lê Dương Quang:

Việc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản để phục vụ phát triển nền kinh tế là cần thiết. Luật, cơ chế, chính sách đã có, vấn đề là triển khai thực hiện, giám sát ra sao để hoạt động khai thác khoáng sản hiệu quả, bền vững.

Hoạt động thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh đã tăng gấp 2 lần so với năm 2012 với hơn 300 khu vực trên địa bàn 39 tỉnh, thành phố.

Tại hội thảo, đa số các đại biểu cho rằng, tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản tràn lan ở nhiều nơi không những làm thất thoát lớn nguồn tài nguyên mà còn ảnh hưởng xấu đến cơ sở hạ tầng, làm xuống cấp trầm trọng hệ thống đường sá, cầu cống, phá hủy môi trường sống, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội...

Theo các chuyên gia, những “lỗ hổng” trong quản lý đã dẫn đến tình trạng trên. Nhiều chính sách về thuế, phí còn nhiều bất cập. "Nếu không điều chỉnh đúng thì sẽ có tình trạng doanh nghiệp chỉ khai thác phần “nạc”- trữ lượng khoáng sản tốt, còn sẽ bỏ lại phần “xương”- trữ lượng ở sâu hoặc kém chất lượng hơn"- TS. Lê Ái Thụ, Phó chủ tịch Hội Địa chất kinh tế Việt Nam cho biết.

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ về khai thác khoáng sản, bao gồm các quy trình về thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản và quản lý thu chi ngân sách… Tuy nhiên, hiện vẫn đang tồn tại khoảng cách nhất định giữa pháp luật và thực tiễn quản lý, giữa nội dung văn bản và thực hiện nghĩa vụ tài chính trong khai thác khoáng sản. Tình trạng trốn thuế tài nguyên (do khai báo không đúng sản lượng để tính thuế và sản lượng khai thác thực tế), vận chuyển, buôn bán lậu khoáng sản... đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương, dẫn tới thất thu ngân sách.

Từng bước tháo gỡ những vướng mắc đó, các đại biểu cho rằng, cần chú trọng hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản, cụ thể hóa chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải; hướng dẫn nội dung thanh tra, kiểm tra; khuyến khích sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại để thu hồi tối đa khoáng sản; giảm thuế suất thuế tài nguyên; xây dựng và triển khai Đề án hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; thanh tra chuyên ngành…

Quang Nguyễn

công thương

Các tin tức khác

>   Cơ hội mới với thị trường xuất khẩu lớn nhất - EU (14/10/2014)

>   Hàn Quốc chuyển giao hơn 150 công nghệ cho Việt Nam (14/10/2014)

>   Đồ chơi trẻ em trong vòng vây hàng ngoại (14/10/2014)

>   Mỹ phẩm Việt và cuộc đấu 15.000 tỷ đồng (14/10/2014)

>   Xuất khẩu thô là đặc tính lười nhác không chỉ của ngành cao su (14/10/2014)

>   Thị trường Tây Nguyên: Tràn lan phân bón kém chất lượng (14/10/2014)

>   Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt game online: Lợi bất cập hại - thất thu thuế (14/10/2014)

>   Đừng đẩy rủi ro cho doanh nghiệp! (14/10/2014)

>   ‘Người khổng lồ’ chân đất sét (14/10/2014)

>   Sáp nhập DN bán lẻ: Nhiều cái lợi (14/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật