Chủ Nhật, 26/10/2014 16:17

Góc nhìn tuần 27-31/10: Tiếp tục quan sát!

Theo đánh giá của các chuyên gia, TTCK thời điểm hiện tại vẫn chưa thực sự ổn định, tâm lý NĐT vẫn còn dè dặt, thận trọng, theo đó nhiều khả năng cả hai chỉ số sẽ tiếp tục suy giảm về các vùng hỗ trợ thấp. NĐT nên duy trì tỷ trọng tiền mặt và cổ phiếu cân bằng, tiếp tục quan sát những diễn biến sắp tới của thị trường.

 

Giữ tỷ trọng tiền mặt ở mức cao

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Thị trường có tuần giao dịch khá biến động. Xu hướng hồi phục bất ngờ bị đảo ngược do các thông tin liên quan tới vị Chủ tịch OGC. Xu hướng tăng điểm trong trung hạn của thị trường vẫn chưa bị phá vỡ. Xét trong ngắn hạn, thị trường vẫn đang trong xu hướng điều chỉnh tích lũy. Mặt bằng thanh khoản tuy giảm nhưng đã ổn định trở lại. Tại vùng giá này, sự phân hóa sẽ diễn ra và cơ hội đầu tư tại nhiều nhóm cổ phiếu vẫn xuất hiện khi thị trường ổn định trở lại.

Về phân tích kĩ thuật, VN-Index đang giao dịch sát quanh vùng hỗ trợ 590 điểm. Trong tuần tới nếu tâm lý của NĐT không được cải thiện, chỉ số này sẽ test lại mốc 580 điểm. Vùng 576 – 580 điểm được SHS xác lập là vùng cản cứng cho chỉ số này.

SHS khuyến nghị NĐT tiến hành chốt lời các mã đã mua vào với tỷ trọng thấp trong các phiên giao dịch trước đó. Tỷ trọng tiền mặt trong tài khoản nên được giữ ở mức cao. Tránh các phiên bắt đáy nếu chưa xác định được xu hướng hồi phục tích cực của toàn thị trường chung.

Chưa thật sự ổn định

CTCK Rồng Việt (VDS): Nhìn chung, điểm tiêu cực nhất trong phiên 24/10 là sự sụt giảm đáng kể thanh khoản trên cả hai sàn. Trong đó, khối lượng giao dịch (KLGD) giảm đến 39% trên sàn HOSE và 6% trên sàn HNX. Giao dịch của khối ngoại cũng không mấy cải thiện khi nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) chỉ mua ròng vỏn vẹn 7 tỷ đồng trên HOSE và bán ròng 10 tỷ đồng trên HNX.

Với các dấu hiệu trên, TTCK thời điểm này có vẻ chưa thật sự ổn định cho hoạt động trading trong ngắn hạn, đặc biệt là khi giới truyền thông vẫn còn 2 ngày cuối tuần để mổ xẻ, bình luận về các biến cố tại Oceanbank. Tuy nhiên, VDS cho rằng khung thời gian để các NĐT tìm kiếm và giải ngân ở những cổ phiếu đã giảm về mức giá hợp lý cho mục tiêu đầu tư trung và dài hạn chỉ vừa mới mở ra.

Áp lực bán có phần giảm bớt khi chỉ số lùi về gần các mức hỗ trợ, tuy nhiên tâm lý mua vào vẫn còn khá dè dặt, do đó VDS cho rằng NĐT tiếp tục duy trì danh mục cổ phiếu ở mức an toàn và chờ theo dõi thêm các tín hiệu tích cực từ thị trường.

Giữ tỷ lệ cổ phiếu thấp và tiếp tục quan sát

CTCK VNDirect (VND): Diến biến lực cung bất ngờ tăng mạnh cuối phiên 24/10 cho thấy bên bán đã mất kiên nhẫn. Trong diễn biến thị trường kém thanh khoản như hiện tại, người cầm cổ phiếu luôn ở trong thế bất lợi và khó có khả năng bán được mức giá như kỳ vọng.

Sắc đỏ chiếm ưu thế trong phiên giao dịch 24/10 và số lượng cổ phiếu phá đáy ngắn hạn gia tăng đặt VN-Index trước nguy cơ quay trở lại vùng 600 đến 605 điểm - mức đáy ngắn hạn của chỉ số.

Lực cung mạnh tiếp tục thắng thế trong khi VND chưa nhận thấy sự suy yếu của lực bán nên cơ hội mua lướt sóng để hạ thấp giá vốn chưa xuất hiện, VND khuyến nghị nên giữ tỷ lệ cổ phiếu thấp và tiếp tục quan sát.

Tiếp tục suy giảm về các vùng hỗ trợ thấp

CTCK MB (MBS): Sự suy giảm về điểm số đang đi kèm với sự sụt giảm về thanh khoản là những yếu tố khiến trạng thái thị trường được dự báo vẫn sẽ lình xình trong ngắn hạn, khối ngoại phiên này mua ròng nhẹ trở lại, cụ thể họ đã mua ròng 17.3 tỷ đồng, trong đó mua qua giao dịch khớp lệnh 13.2 tỷ và mua qua giao dịch thỏa thuận 4.1 tỷ, đây là một tín hiệu tích cực trong bối cảnh thị trường đang điều chỉnh.

Với những diễn biến mới của thị trường, MBS dự báo nhiều khả năng cả hai chỉ số sẽ tiếp tục suy giảm về các vùng hỗ trợ thấp, với VN-Index là vùng 575 điểm và với HNX-Index là vùng 86 điểm, đây đều là các vùng đáy cũ được hình thành trong tuần trước. Vì vậy, MBS khuyến nghị NĐT nên duy trì tỷ trọng tiền mặt và cổ phiếu cân bằng, tránh việc sử dụng margin trong giai đoạn thị trường diễn biến phức tạp.

Những nhịp tăng ngắn hạn sẽ kém bền vững

CTCK Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BSI): Thanh khoản giảm, biến động trong phiên không lớn, tốc độ giao dịch chậm là những điểm lưu ý trong phiên giao dịch ngày 24/10. Đây là những diễn biến bình thường của thị trường sau một quá trình giảm mạnh rồi được tăng tốc vội. Những dấu hiệu trên tiếp tục thể hiện tâm lý thận trọng của đa số NĐT thì chọn phương án đứng ngoài quan sát hoặc chỉ giải ngân ít để thăm dò. Người mua không quyết tâm mua giá cao, người bán không muốn bán giá thấp, giao dịch trên thị trường vì thế mà có phần kém sôi động. Tuy nhiên, diễn biến như vậy được BSI đánh giá tích cực.

Như đã đề cập, để duy trì đà tăng trưởng tốt, thị trường nói chung và các cổ phiếu nói riêng cần phải xây dựng được một nền tảng đủ chắc và đáng tin cậy. Quá trình trên sẽ cần phải có thời gian, và thậm chí là nhiều thời gian mới hình thành được. Do đó, những nhịp tăng ngắn hạn sẽ kém bền vững trong bối cảnh biến động của thị trường chung vẫn rất lớn. Chính vì thế, mặc dù lạc quan về triển vọng của thị trường trong trung và dài hạn nhờ những yếu tố tích cực từ vĩ mô, BSI vẫn giữ quan điểm thận trọng về những diễn biến trong ngắn hạn.

Những phiên giảm điểm như phiên 14/10 tiếp tục là cơ hội cho NĐT đang nắm giữ tỷ lệ tiền mặt cao giải ngân vào những cổ phiếu cơ bản, nhưng tỷ trọng không quá 30%. NĐT giữ quan điểm thận trọng vẫn nên đứng ngoài quan sát, chưa cần vội vàng mua bán.

Tiếp tục xu hướng điều chỉnh đầu tuần tới

CTCK VPBank (VPBS): Phiên 24/10 là một phiên giao dịch mang tính chất củng cố xu hướng. Các chỉ số chứng khoán đã thể hiện nỗ lực thiết lập lại tín hiệu tăng giá, đặc biệt là trong phiên giao dịch buổi sáng. Tuy vậy, có vẻ như nỗ lực này chưa thành công trước lực bán vẫn khá quyết liệt.

Nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục có xu hướng điều chỉnh vào đầu tuần tới và VN-Index sẽ kiểm tra lại vùng hỗ trợ trung hạn 580-585 điểm. Theo đó, NĐT vẫn chỉ nên duy trì một tỷ trọng thấp cổ phiếu để theo dõi thị trường.

Thử thách lại các vùng đáy ngắn hạn

CTCK Bảo Việt (BVS): Về mặt kỹ thuật, việc chỉ số VN-Index hồi phục với tính thanh khoản ở mức thấp vào đầu tuần nhưng lại quay đầu giảm điểm với thanh khoản tăng dần về cuối tuần cho thấy đà phân phối đang có phần lấn át. Đồ thị trong phiên của các chỉ số cũng đang cho thấy khả năng tiếp tục giảm điểm, thử thách lại các vùng đáy ngắn hạn trong tuần tới.

Sau khi chọn các vùng giá tốt chốt lời trong các phiên hồi phục, các NĐT được khuyến nghị đóng các vị thế ngắn hạn còn lại và điều chỉnh tỷ trọng nắm giữ của phần danh mục trung hạn về mức cân bằng, tập trung ưu tiên cho các mã mang tính cơ bản ổn định.

Gia Nguyên tổng hợp

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 24/10: Khó phục hồi trong ngắn hạn (23/10/2014)

>   Ông Tống Minh Tuấn (VCBS): Khi giá được định đoạt bởi cung cầu, việc thoái vốn của SCIC sẽ nhanh chóng (24/10/2014)

>   Góc nhìn 23/10: Rủi ro giảm điểm đã suy yếu (22/10/2014)

>   Xu hướng thị trường chứng khoán trong tương quan với vĩ mô và CPI tháng 10 (22/10/2014)

>   Góc nhìn 22/10: Lập vùng an toàn củng cố đà phục hồi (21/10/2014)

>   Góc nhìn 21/10: Áp lực bán sẽ lại gia tăng? (20/10/2014)

>   Đâu là cổ phiếu tốt để đầu tư vào thời điểm này? (20/10/2014)

>   Góc nhìn tuần 20-24/10: Đà giảm sẽ kết thúc? (19/10/2014)

>   Chuyên gia: Cơ hội bắt đáy! (16/10/2014)

>   Góc nhìn 17/10: Tiếp tục giảm điểm và test hỗ trợ 580 (16/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật