Thứ Bảy, 06/09/2014 09:30

Thị trường thức ăn nhanh: Cơ hội nào cho DN nội?

Với mức tăng trưởng 26%/năm, thị trường fast food VN được xem là miếng “bánh ngon” cho nhiều thương hiệu đồ ăn nhanh của thế giới. Tuy nhiên, các DN nội vẫn chưa tranh thủ được cơ hội này...

* Thức ăn nhanh quốc tế dần chiếm lĩnh Việt Nam

* Thị trường thức ăn nhanh: Nguyên liệu nội trắng tay

Hiếm có DN Việt nào tiềm lực tài chính hùng hậu để có thể chịu lỗ tới 7 năm ròng như KFC

Thực tế, mô hình thị trường fast food hay còn gọi là “Bakery & nước uống” không mới đối với người dân Sài Gòn, bởi từ trước năm 1975, Givral, Brodard đã ứng dụng và khá thành công mô hình này.

Fast food “trở mình”

Mô hình này trở lại, phải nói đến KFC đến VN sớm nhất - năm 1997, kế đó là Lotteria - năm 2004, Pizza Hut - năm 2007, Burger King - năm 2012, Starbucks - năm 2013… và gần đây nhất là McDonalds sau khi khai trương một cửa hàng phục vụ đồ ăn nhanh vào hồi tháng 2 năm nay cũng đã xây dựng kế hoạch phát triển thêm 3 cửa hàng nữa trong năm nay. Mỗi thương hiệu cũng nắm được thị phần ổn định, có chiến lược để giữ và mở rộng thị phần. Vì thế, việc xuất hiện thêm các thương hiệu với mô hình không có gì mới lạ thì khó ảnh hưởng lớn đến các thương hiệu khác, có chăng chỉ là cạnh tranh về địa điểm “vàng” đặt cửa hàng.

Hiện tại, chuỗi fast food Lotteria của Hàn Quốc đang đứng đầu về số lượng cửa hàng với hơn 160 cửa hàng, theo sau là KFC (Mỹ) đã mở 140 cửa hàng và đứng thứ 3 là Jollibee (Philippines) với hơn 30 cửa hàng. Burger King dù chỉ mới vào VN từ cuối năm 2012, nhưng thương hiệu này đến nay đã phát triển gần 20 cửa hàng tại 3 TP lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM. Sau Burger King, Subway, còn phải kể đến những thương hiệu bắt đầu quen thuộc với người tiêu dùng VN như Pizza Hut, Pizza Inn, Popeyes, Dominos Pizza, Texa Chicken… cũng ráo riết đầu tư hệ thống cửa hàng, định vị thương hiệu bằng sản phẩm sandwich tươi. Như vậy ngành công nghiệp thức ăn nhanh thế giới hầu như đã có mặt tại VN.

Vượt qua 4 trở ngại

DN thức ăn nhanh VN nên tìm ra những món ăn thuần Việt với quy chuẩn cao và sự chuyên nghiệp.

Trong khi các DN nước ngoài ồ ạt đổ bộ vào thị trường fast food, thì các DN nội vẫn chưa có thương hiệu nào nổi bật. Theo chuyên gia marketing và franchising Hoàng Tùng: bốn trở ngại của các DN kinh doanh thức ăn nhanh VN: Một là, tiềm lực về tài chính hùng hậu. KFC thông báo họ chịu lỗ sau 7 năm thâm nhập thị trường VN và nay đang thành công rực rỡ. Hiếm có DN Việt nào có thể chịu lỗ tới 7 năm ròng như thế.

Hai là, khả năng quản trị về chuỗi nhà hàng của các DN nước ngoài rất tốt. McDonalds có thể không bán cho khách hàng một chiếc bánh burger ngon nhất thế giới song nếu như ta gọi một chiếc Big Mac tại Mỹ, tại châu Âu hay tại VN, chiếc Big Mac sẽ vẫn có vị chuẩn mực như nhau. Trong khi đó, rất nhiều chuỗi nhà hàng của nước ta sau khi thành công ở một địa điểm gặp phải khó khăn lớn khi mở rộng quy mô thành nhiều điểm bán lẻ.

Ba là, sức hút thương hiệu. Rõ ràng, KFC, Mc Donalds, Starbucks... đều là những cái tên có sức hút lớn đối với người tiêu dùng cũng như truyền thông so với những thương hiệu thức ăn nhanh Việt.

Bốn là, tâm lý người tiêu dùng. Không thể phủ nhận rằng nhiều người tiêu dùng VN còn rất chuộng ngoại. Đây là một trong những lợi điểm rất tốt của các DN nước ngoài khi biết đánh vào tâm lý đó.

Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia này, với những khoảng trống phân khúc, thị phần vẫn còn đầy hứa hẹn dành cho các DN trong nước. Ví dụ, có thể tìm ra những món ăn thuần Việt và làm thương hiệu tốt với quy chuẩn cao, như Phở 24, bánh cuốn Gia An, cơm tấm, bánh mì kẹp..., đó là những món ăn không đụng hàng với thương hiệu ngoại và hoàn toàn có thể phát triển. Điều này hoàn toàn có thể thành hiện thực nếu biết khai thác, tận dụng những yếu tố sẵn có, thói quen ăn uống của người Việt. Tất nhiên, phải kèm theo sự chuyên nghiệp.

Chánh Minh

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Đề xuất phương án đầu tư mới cho Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (06/09/2014)

>   Lợi gì khi doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam? (06/09/2014)

>   Siêu dự án tỷ đô: Thành tích cao hay hội chứng ảo (06/09/2014)

>   SHTP hợp tác với tỉnh Shiga (Nhật) thu hút công nghiệp hỗ trợ (05/09/2014)

>   Dân thành thị giảm bớt la cà quán cà phê? (05/09/2014)

>   Ngành bán lẻ Việt Nam: 3 câu hỏi cốt lõi (05/09/2014)

>   Điện sản xuất và mua ngoài của EVN tăng hơn 10,4% trong 8 tháng (05/09/2014)

>   Công ty du lịch hàng đầu Australia đầu tư du lịch ở Việt Nam (05/09/2014)

>   Vì sao các “đại gia" công nghệ chọn Việt Nam? (05/09/2014)

>   Sản xuất, xuất khẩu tháng 8: Dệt may giữ “ngôi vương” (05/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật