Thứ Bảy, 13/09/2014 11:05

Thị trường game mobile VN: Cuộc chiến bắt đầu...

Đứng thứ hai thế giới về tốc độ tăng trưởng thiết bị smartphone với 17 triệu máy, cùng sự nâng cấp không ngừng về cơ sở hạ tầng mạng viễn thông đang khiến VN trở thành “sân chơi” hấp dẫn cho các trò chơi trên trực tuyến trên điện thoại (game mobile).

Theo báo cáo tại Hội thảo về ngành phát triển trò chơi trực tuyến (Open Game Development Conference – OGDC) mới đây, trong năm 2013, VN đã kịp vươn lên trở thành thị trường game online lớn nhất tại Đông Nam Á, với doanh thu vào khoảng 233 triệu USD (gần 5.000 tỷ đồng), đứng thứ 6 trong khu vực châu Á, và đứng thứ 25 trên thế giới xét riêng về thị trường game.

“Phát hành” rầm rộ

Trong số đó, hơn 10% thị phần, tương đương 25,5 triệu USD (khoảng hơn 540 tỷ Đồng) là dành riêng cho thị trường game mobile. Theo dự báo của giới chuyên gia trong ngành game, thì trong năm nay, doanh thu game mobile tại VN sẽ đạt 35 triệu USD, và năm 2016 sẽ rơi vào khoảng 52 triệu USD toàn ngành.

Có thể thấy trong cả năm 2013 và nửa đầu 2014, cái tên đang được nói đến nhiều nhất trong lĩnh vực mobile game nước nhà là Soha Game. Mặc dù không phải là một nhà phát hành (NPH) lâu năm, nhưng với lượng đầu game lớn và nền tảng hỗ trợ tốt thì Soha Game nói không ngoa đang là đầu tàu trên thị trường trò chơi di động VN. Thành công của một loạt sản phẩm như iGà, Tình Kiếm, Beat 3D, Đại Minh Chủ... là bằng chứng xác đáng nhất cho kết luận trên.

Vào khoảng cuối quý 2, đầu quý 3 năm nay, cả hai cái tên đình đám trong số các nhà phát hành VN là VNG lẫn Garena đã cùng nhảy vào cuộc chiến game mobile.

Hiện tại, VNG đang nắm trong tay hàng chục đầu game mobile khác nhau, tự phát triển có, nhập khẩu cũng có và đang sẵn sàng được nhà phát hành lớn này tung ra. Cần nhớ rằng, bản thân VNG cũng đang nắm trong tay Zalo, một ứng dụng OTT được khá nhiều người sử dụng smartphone tại VN sử dụng.

Gần đây nhất, Rocket Dog đã chính thức được VNG đưa lên Zalo, cho phép người sử dụng OTT này chơi game thông qua ứng dụng kể trên. Điều này cho thấy thời điểm mà ông lớn của làng game Việt chính thức đánh chiếm thị phần game mobile đang đến rất gần.

Trong khi đó, "ở bên kia chiến tuyến", sau thành công của Liên Minh Huyền Thoại cũng như FIFA Online 3, nhà phát hành Garena cũng bắt đầu phát hành những game mobile đầu tiên tại thị trường VN, với mục tiêu chủ yếu là cộng đồng người sử dụng Beetalk, một OTT khác cũng đang có mặt tại thị trường VN.

Theo các chuyên gia, không dừng lại VNG lẫn Garena, rất có thể, trong thời gian tới, cuộc đua game mobile VN sẽ còn nóng hơn nếu như hai ông lớn của làng viễn thông VN chính thức nhảy vào thị trường game di động. Thông tin này được phong thanh sau Hội chợ game ChinaJoy 2014 vừa diễn ra từ 31/7 – 3/8/2014 tại Trung Quốc. Theo đó, không loại trừ khả năng, VMS MobiFone đang tìm kiếm cho mình những sản phẩm để có thể phát hành tại thị trường VN.

Và trong một động thái khác, một số nguồn tin chưa chính thức thì cho biết, một nhà mạng viễn thông lớn khác tại nước ta là VinaPhone cũng đã và đang trong quá trình đàm phán để đưa tựa game mobile 3D với hình ảnh cực kỳ ấn tượng mang tên Thần Chi Đao (tên tiếng Anh Blade of God) về với làng game Việt.

VN đứng ở đâu...

Ông Nguyễn Tuấn Huy - Giám đốc Emobi thẳng thắn: Nếu nói các studio game Việt có thể sản xuất các sản phẩm ngang bằng chất lượng quốc tế là “lạc quan tếu.” Còn thực tế, chúng ta cần phải trả giá thêm, phải có thất bại để bắt kịp thế giới, song khoảng cách để bắt kịp là không quá xa.

Nhận định này của ông Tuấn có lẽ không phải quá “khiêm tốn” bởi theo thống kê tại hội thảo Phát triển ngành trò chơi trực tuyến - OGDC 3, khoảng 90% sản phẩm trò chơi trực tuyến không thành công ngay từ khâu sản xuất, 9% không thành công khi bước vào thị trường và chỉ còn 1% những trò chơi trực tuyến hay nhất (hoặc may mắn nhất) có thể sống sót và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Cả nước hiện mới có khoảng 40 DN, studio tham gia sản xuất và phát hành game.

Theo ông Tuấn Huy, các Cty game Việt cần phải nắm bắt, tận dụng cơ hội và nếu làm tốt, chúng ta có thể nắm bắt 40-50% thị phần trong vòng 3 năm tới. “Thực ra về kỹ thuật người Việt hoàn toàn có thể đáp ứng để làm một game hoàn chỉnh. Rất nhiều DN của VN từ lâu này là đối tác gia công game cho các hãng lớn như Koei, Microsoft Game Studios... Cái mà nền game Việt còn thiếu là một sự gắn kết giữa người đề ra ý tưởng, người gia công và nhà phát hành” – ông Huy nhận định.

Đối với mobile điều này đơn giản hơn vì ít người vẫn có thể kiêm nhiệm được công việc của các đối tượng này. Như Nguyễn Hà Đông đã thành công với Flappy Bird khi tự mình đảm nhiệm 2 trong 3 đối tượng đó. Anh vừa là người đề ra ý tưởng độc đáo và phù hợp với thị hiếu người dùng, nói cách khác là ý tưởng thành công. Và chính anh đã tự lập trình game trong 3 ngày để ra mắt sản phẩm, tức là hoàn tất phần gia công – chuẩn hóa. Việc duy nhất anh không làm là phát hành vì đã có những kênh phát hành chính thức riêng cho Android và iOS.

“Theo các báo cáo thị trường của các Cty Trung Quốc về VN thì xu hướng từ năm 2014 trở đi thị trường gMO ở VN sẽ bùng nổ mạnh mẽ, và thực tế chúng ta thấy rằng các sản phẩm như Flappy Bird, Tem Phép Thuật hay School Cheater đang là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy thị trường gMO ở VN” – Ông Hoàng Nhật Minh - phó trưởng văn phòng phía Nam của VTC Game cho biết.

Có thể thấy người Việt không thiếu ý tưởng độc đáo cũng như mới lạ dành cho game, các bị thiếu là một sự hợp tác đắc lực của các nhà gia công, các nhà phát hành để cung cấp công cụ cần thiết giúp ý tưởng bay cao. Nếu biết cách bắt tay nhau, người Việt sẽ sớm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường game mobile thế giới.

Minh Quân

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Hợp tác kinh tế - điểm sáng trong quan hệ Việt Nam-Ấn Độ (13/09/2014)

>   Nên bỏ tư duy nhất nhì thế giới (13/09/2014)

>   Vay nước ngoài ngàn tỷ, vẫn tiêu xài kiểu “tù mù” (13/09/2014)

>   Doanh nghiệp trước cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu (13/09/2014)

>   Dự án cầu Đồng Nai - "cửa ngõ" vào TPHCM, lại xin gia hạn (13/09/2014)

>   Để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn: Một bàn tay không vỗ thành tiếng (12/09/2014)

>   Ngành thép trước sức ép hội nhập (12/09/2014)

>   Ở Việt Nam đang mập mờ về khái niệm sữa tươi sạch?! (12/09/2014)

>   Công ty may mặc Mỹ quyết định chuyển hoạt động sang Việt Nam (12/09/2014)

>   Bia ngoại ồ ạt tấn công thị trường Việt (12/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật