Thứ Ba, 30/09/2014 11:14

“Khoảng lặng nhân sự” ở Petro Vietnam

Việc ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc hiện nay của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), sẽ nhận quyết định về hưu trong ít tuần nữa trong khi chưa rõ ai là người thay thế, đã và đang trở thành chủ đề được quan tâm trong ngành dầu khí hiện nay...

Ông Đỗ Văn Hậu là tiến sỹ địa chất, tốt nghiệp hai trường đại học nổi tiếng của Liên bang Nga là Đại học Tổng hợp Lomonosov Moscow và Đại học Kinh tế tài chính St. Peterburg.

Chưa rõ ai sẽ ngồi vào chiếc ghế mà ông Đỗ Văn Hậu (trái) sẽ bỏ lại, trong khi ông Nguyễn Xuân Sơn (phải) cũng đang hồi hộp chờ đợi "đối tác" mới trong ban lãnh đạo Petro Vietnam

Trước khi trở thành Tổng giám đốc, ông Hậu từng làm việc tại Tổng cục Dầu khí, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Công ty Đầu tư phát triển Dầu khí. Năm 2008, ông Hậu trở thành Phó tổng giám đốc Thường trực Tập đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Petro Vietnam và ngày 19/9/2011, ông đã trở thành Tổng giám đốc Petro Vietnam.

Tháng 6/2014, sau khi Chủ tịch Hội đồng Thành viên Petro Vietnam Phùng Đình Thực nhận quyết định nghỉ hưu, ông Đỗ Văn Hậu đã được tạm bàn giao chức vụ Chủ tịch, trước khi ông Nguyễn Xuân Sơn được bổ nhiệm vào vị trí này tháng 7/2014.

Bề ngoài, ông Hậu thể hiện một phong thái khá đĩnh đạc, sắc sảo và giỏi tiếng Anh. Tuy nhiên, đến tháng 10/2014, ông sẽ đến tuổi về hưu theo quy định.

Một nguồn tin chưa được kiểm chứng nói ông Hậu từng có đề xuất xin tiếp tục giữ chức Tổng giám đốc đến hết năm 2014 để hoàn tất một số kế hoạch công việc còn dang dở nhưng chưa rõ có được chấp thuận hay không.

Vì đặc thù quan trọng và quy mô lớn của ngành dầu khí, việc ai sẽ là người kế nhiệm ông Đỗ Văn Hậu đang được toàn ngành chờ đợi. Hiện tại, có thông tin về việc có ít nhất 4 "ứng viên" sáng giá cho vị trí này, bao gồm một số thành viên Hội đồng Thành viên và ban tổng giám đốc hiện tại cùng một số tổng giám đốc các tổng công ty thành viên.

Sự chờ đợi cũng có lý do từ việc khi một trong số những nhân sự của ngành "lên chức" Tổng giám đốc cũng sẽ kéo theo sự thay đổi chức vụ của một loạt các vị trí khác ở cấp thấp hơn trong hệ thống. Có thể, quyết định cuối cùng sẽ được ban hành trong ít tuần tới.

Năm 2013, ngành dầu khí đã đạt doanh thu tới 762 ngàn tỷ đồng, và kế hoạch năm 2014 sẽ là 763 ngàn tỷ đồng, trong đó nộp ngân sách khoảng 144,5 ngàn tỷ đồng.

Anh Minh

vneconomy

Các tin tức khác

>   Du lịch Việt 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt 125,000 tỷ đồng (30/09/2014)

>   Trung tâm thương mại: "Ác mộng" của tiểu thương (30/09/2014)

>   Kim ngạch nhập khẩu hàng Trung Quốc ở mức “khủng” (30/09/2014)

>   Lương trong ngành dầu khí phải giảm (30/09/2014)

>   Tiêu thụ xi măng có dấu hiệu phục hồi (30/09/2014)

>   “Có chủ tịch tỉnh chưa bao giờ gặp doanh nghiệp” (29/09/2014)

>   Khu công nghiệp quên thế mạnh đặc thù (29/09/2014)

>   Ôtô “ngoại” dồn dập về Việt Nam (29/09/2014)

>   Xây 1,000 siêu thị: Hà Nội khuyến khích dùng hàng ngoại? (29/09/2014)

>   "Made in Vietnam" 100% chẳng có gì hay? (29/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật