Thứ Ba, 30/09/2014 10:57

Du lịch Việt 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt 125,000 tỷ đồng

Theo báo cáo của Grant Thornton về ngành Dịch vụ khách sạn 6 tháng đầu năm 2014, ảnh hưởng của sự kiện biển Đông khiến cho lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5 và 6 suy giảm song tổng lượng khách 6 tháng đầu năm 2014 vẫn tăng được 23% cùng kỳ, đạt 4.3 triệu lượt khách, ứng với 54% kế hoạch năm.

Doanh thu trong 6 tháng đạt 125,000 tỷ đồng, tăng 23% cùng kỳ và đóng góp 50% ngân sách quốc gia năm 2014.

Có được kết quả này là nhờ chủ động ứng phó với tình hình biển Đông và truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam “an toàn, thân thiện và tươi đẹp” đến với thế giới.

Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đạt 21%, cùng kỳ chỉ đạt gần 3%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực, Singapore đứng thứ 2 với 17%; Thái Lan với bất ổn chính trị đã giảm tới 10%.

Thành phần khách lưu trú 6 tháng tập trung chủ yếu là Trung Quốc (1.1 triệu, tương đương 27% tổng lượng khách quốc tế), Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên đáng chú ý là nguồn khách từ châu Âu, đặc biệt là Đức gia tăng đáng kể bởi sức hút từ những cảnh biển bờ cát trắng tại Hội An, Nha Trang, Mũi Né. Khách đến từ Nga cũng tăng mạnh 26%.

Mặc dù có lượng khách lớn đến từ Trung Quốc nhưng doanh thu du lịch Việt Nam chủ yếu tập trung ở khách từ các quốc gia châu Âu, Mỹ và châu Á Thái Bình Dương như Úc, Hàn Quốc.

Thương hiệu khách sạn nội địa gia tăng mặt bằng giá

Gia tăng lượng du khách quốc tế đến Việt Nam cũng đánh dấu lợi nhuận và việc sử dụng phòng (chỉ số RevPAR) tăng gần 2% so với cùng kỳ, chủ yếu là nhờ vào giá phòng tăng 8% trong khi công suất thuê giảm 6%. Đặc biệt là ở phân khúc khách sạn cao cấp, so với cùng kỳ, RevPAR khách sạn 5 sao tăng 3.3% trong khi 4 sao giảm gần 14%.

Thương hiệu khách sạn nội địa đánh dấu mức gia tăng của giá phòng là 3.2%, trong khi thương hiệu quốc tế là 2.4%, tuy nhiên mặt bằng giá phòng thì nội địa vẫn thấp hơn.

Khách sạn cao cấp 4 và 5 sao tiếp tục thu hút được nhiều du khách từ châu Âu với lần lượt là 33% và 28%, tập trung chủ yếu vào các thương hiệu quốc tế. Trong khi đó khách Việt Nam gia tăng ở phân khúc khách sạn 4 sao 15% và giảm ở khách sạn 5 sao 3% và lựa chọn nhiều vào thương hiệu nội địa.

Thiên Minh

Các tin tức khác

>   Trung tâm thương mại: "Ác mộng" của tiểu thương (30/09/2014)

>   Kim ngạch nhập khẩu hàng Trung Quốc ở mức “khủng” (30/09/2014)

>   Lương trong ngành dầu khí phải giảm (30/09/2014)

>   Tiêu thụ xi măng có dấu hiệu phục hồi (30/09/2014)

>   “Có chủ tịch tỉnh chưa bao giờ gặp doanh nghiệp” (29/09/2014)

>   Khu công nghiệp quên thế mạnh đặc thù (29/09/2014)

>   Ôtô “ngoại” dồn dập về Việt Nam (29/09/2014)

>   Xây 1,000 siêu thị: Hà Nội khuyến khích dùng hàng ngoại? (29/09/2014)

>   "Made in Vietnam" 100% chẳng có gì hay? (29/09/2014)

>   Cục diện thị trường xuất khẩu tôm sau POR 8 (29/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật