Thứ Hai, 22/09/2014 06:31

“Bắt bệnh” tìm giải pháp cho doanh nghiệp

Doanh nhân là người quyết định rất lớn đến thành bại doanh nghiệp mình, do vậy họ phải tái cấu trúc tư duy kinh doanh của doanh nghiệp mình, cần xác định cơ sở phát triển dựa vào những lợi thế cốt lõi nào?

Có những lợi thế so sánh nào so với thị trường để từ đó có chiến lược rõ ràng, lo cho tương lai dài hạn hơn. Để làm được điều này, không cách nào khác là phải có một cuộc “tổng kiểm tra” toàn diện và chuyên sâu để “bắt bệnh” cho doanh nghiệp, từ đó mới đưa ra những “liệu pháp điều trị” phù hợp.

Đặc biệt, trong thời đại hội nhập sâu hiện nay, các nhân tố bên ngoài mang tính toàn cầu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này buộc doanh nghiệp phải dịch chuyển từ lợi thế so sánh tĩnh sang lợi thế so sánh động, tức là từ nhân công giá rẻ sang chất lượng, sang công nghệ, thị trường, kỹ năng… với vai trò là người lãnh đạo, các DN cần trang bị cho mình sự hiểu biết sâu hơn về pháp luật và các cam kết hội nhập cũng như sự thay đổi của các chính sách trong nước theo hướng tương thích với các cam kết.

Đặc biệt là khi chúng ta ký kết TPP, được coi là một hiệp định của chất lượng, của những cam kết sâu và cao nhất từ trước đến nay thì chúng ta đừng chú trọng vào cạnh tranh bằng giá nữa, mà hãy cạnh tranh bằng chất lượng. Ngoài ra, các doanh nhân Việt Nam cần thay đổi nhanh để loại bỏ suy nghĩ hẹp hòi, ích kỹ mà thay vào đó là phát huy tính liên kết vì không chỉ cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam mà là xử lý nhanh các điểm yếu tại chính từng doanh nghiệp đơn lẻ làm sao để mình trở thành một bộ phận một mắc xích kết nối vào trong chuỗi sản xuất. Có như vậy mới có thể tồn tại được trong giai đoạn hội nhập sâu và rộng hiện nay.

Về phía Nhà nước, ở cấp độ toàn quốc, Nhà nước cũng nên nghiên cứu, phân tích và chỉ rõ cho doanh nhân lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là gì, nguồn lực ở đâu, từ đó định hướng cho doanh nghiệp nên tập trung đầu tư chiến lược vào các ngành, các sản phẩm chủ đạo, để càng hội nhập sâu với thế giới thì càng vững vàng.

Cùng với đó, do Hội nhập bây giờ là toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam hiện không có nhiều thời gian và nguồn lực để doanh nghiệp tồn tại, chính vì vậy mà nhà nước không chỉ cải cách hành chính hiệu quả cục bộ mà cần phải nghiên cứu và đưa ra một mô hình hỗ trợ doanh nghiệp thành công theo nguyên tắc Doanh nghiệp giảm ít nhất thời gian giải quyết các vấn đề bên trong giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý để các Doanh nghiệp tập trung sâu vào các yếu tố bên ngoài mang tính toàn cầu, các yếu tố thay đổi quá nhanh.

Phan Hải, Giám đốc Cty giày B.Q, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ thành phố Đà Nẵng

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu 9 tháng đạt trên 109 tỉ USD (22/09/2014)

>   "Lời" vào túi ông lớn, "lỗ" thủng túi ông nào? (22/09/2014)

>   Nhận diện cơ hội đầu tư tại Việt Nam (21/09/2014)

>   Thị trường bán lẻ: Cái chết báo trước với doanh nghiệp Việt (21/09/2014)

>   Thủy sản Việt sang Nga, vướng rào chắn kỹ thuật trá hình? (20/09/2014)

>   Xuất 5 chiếc 'tàu ngầm made in Việt Nam' sang Malaysia (20/09/2014)

>   Nửa đầu tháng 9 tiếp tục nhập siêu gần 1 tỷ USD (20/09/2014)

>   Giảm thuế nhập khẩu thép về 0%: Kiến nghị một lộ trình hợp lý (20/09/2014)

>   “Khóc” với quản lý chuyên ngành (20/09/2014)

>   Cổ phần hóa Vinalines: Chờ cơ chế mới trong chào bán cổ phần cảng biển (20/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật