Thứ Bảy, 20/09/2014 14:03

“Khóc” với quản lý chuyên ngành

Việc ban hành Danh mục hàng hóa XNK quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành. Tuy nhiên, có những Danh mục khiến cơ quan Hải quan “khóc dở, mếu dở” bởi những thuật ngữ… chuyên ngành mà ngay cả trên chứng từ thương mại quốc tế thường không thể hiện.

Tân cảng - TP.HCM

Đơn cử như Thông tư 08/2012/TT-BCT năm 2012 của Bộ Công Thương ban hành Danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

Trong số 34 tên sản phẩm, hàng hóa có mặt trong Danh mục thì có 2 mặt hàng được hướng dẫn một cách khó hiểu gồm: Mặt hàng “nồi hơi các loại có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar dùng trong công nghiệp” và mặt hàng “Bình chịu áp dụng có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar (không kể áp suất thủy tĩnh) dùng trong công nghiệp”.

Thuật ngữ “Áp suất làm việc định mức” đang khiến Cục Hải quan Hà Nội khó hiểu khi áp dụng, bởi trên thực tế, thuật ngữ này thường không thể hiện trên chứng từ thương mại quốc tế. Điều này gây khó khăn cho cơ quan Hải quan trong việc căn cứ hồ sơ để xác định đối tượng có phải kiểm tra chất lượng hay không?

Cũng liên quan đến câu chuyện “chuyên ngành”, có văn bản quy định phải có giấy phép, có văn bản kia quy định không cần giấy phép, không phải là chuyện hiếm. Thông tư số 11/2012/TT-BTTTT năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu. Phụ lục 01 kèm theo Thông tư, nhóm 8517 bao gồm các phân nhóm từ 851711 đến 851769.

Theo nguyên tắc quản lý thì tất cả các mặt hàng có mã HS trong các phân nhóm nêu trên đều thuộc danh mục hàng hóa đã qua sử dụng cấm nhập khẩu và khi tạm xuất-tạm nhập hoặc tạm xuất-tái nhập đều phải xin ý kiến của Bộ Công Thương. Cụ thể, Khoản 2 Điều 12, điểm a khoản 1 Điều 13 Nghị định 187/2013/NĐ-CP năm 2013 quy định về tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập hàng hóa quy định hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, khi tạm xuất-tái nhập, tạm nhập-tái xuất phải có giấy phép Bộ Công Thương.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, có một số công văn của Bộ Công Thương trả lời cho DN về việc tạm xuất tái nhập hàng hóa sửa chữa thì một số mặt hàng có mã HS nằm trong phân nhóm 851762 vẫn không thuộc đối tượng phải xin giấy phép của Bộ Công Thương.

Để giải quyết thủ tục hải quan đối với các trường hợp hàng hóa nêu trên, Cục Hải quan Hà Nội kiến nghị, các cơ quan quản lý chuyên ngành thống nhất về nguyên tắc quản lý để không gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Đối với trường hợp thuật ngữ khó hiểu, rõ ràng cơ quan quản lý cần giải thích rõ hơn về thuật ngữ hoặc thay thế bằng nội dung thông tin về hàng hóa thường được thể hiện trên chứng từ thương mại quốc tế theo thông lệ hiện nay.

N.Linh

Hải quan

Các tin tức khác

>   Cổ phần hóa Vinalines: Chờ cơ chế mới trong chào bán cổ phần cảng biển (20/09/2014)

>   Doanh nghiệp, Hải quan quen dần với hệ thống VNACCS/VCIS (20/09/2014)

>   Buộc chủ đầu tư dự án thép Guang Lian triển khai đúng tiến độ (20/09/2014)

>   Nhà máy mực in Sakata (Nhật) chuyển đơn hàng ra Bắc Ninh (20/09/2014)

>   Gần 39 triệu USD nhằm tăng cường sử dụng gạch không nung (19/09/2014)

>   Cá tra nguyên liệu khó tăng giá như kỳ vọng của người nuôi (19/09/2014)

>   Ông Lê Kiên Thành: Bao năm làm đủ cách 'che chở' DNNN (19/09/2014)

>   Nhập khẩu 37,3 nghìn chiếc ô tô trong 8 tháng (19/09/2014)

>   Xử lý gas giả lũng đoạn thị trường: Cần giải pháp căn cơ (19/09/2014)

>   Chống bán phá giá là chiến lược kinh doanh (19/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật