Thứ Bảy, 20/09/2014 15:49

Thủy sản Việt sang Nga, vướng rào chắn kỹ thuật trá hình?

Thủy sản xuất khẩu sang Nga rất thấp, nguyên nhân phía Nga cho biết do chất lượng trong khi Việt Nam lại cho rằng, Nga đã đánh giá không khách quan.

Chất lượng kém?

Số liệu thống kê cho thấy, hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu sang Nga thời gian vừa qua đã giảm mạnh. Bằng chứng là trước năm 2009, trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Nga, nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm tỷ trọng khoảng 50 – 60% tuy nhiên từ năm 2012 đến nay tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng này chỉ còn 10%.

Thủy sản xuất khẩu sang Nga rất thấp, nguyên nhân phía Nga cho biết do chất lượng chưa đảm bảo

Lý giải về điều này, ông Nguyễn Bình Giang - Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết, có nhiều tiêu chuẩn của thị trường Nga thậm chí còn cao hơn châu Âu. "Các hàng rào cản phi thuế quan như quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về kiểm dịch chất lượng… mà Liên bang Nga đang áp dụng đối với hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam tương đối chặt chẽ", ông Nguyễn Bình Giang nói.

Tuy nhiên, trao đổi với Đất Việt TS Lê Quốc Phương - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Bộ Công thương lại cho rằng, yêu cầu chất lượng của Nga tương tự như của các nước Mỹ, EU, Nhật Bản… thậm chí thấp hơn. Lý do Việt Nam xuất sang Mỹ, EU, Nhật Bản nhiều hơn do đã xuất khẩu nhiều năm, Nga mới xuất khẩu trở lại thời gian gần đây.

“Nhiều người hiểu lầm kiểm định của Nga quá cao nhưng không phải, mức này chỉ tương đương với các nước như EU vì để bảo vệ người tiêu dùng EU đã đưa ra những tiêu chuẩn ngặt nghèo. Trường hợp Nga đưa ra yêu cầu cao có thể là loại hàng rào kỹ thuật trá hình”, TS Lê Quốc Phương nói.

Trước đó, phản ánh về chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam, tại cuộc tọa đàm giữa đại diện Nga, Bộ Công thương và các doanh nghiệp Việt Nam, ông Maxim Golikov Đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam từng cho rằng, các sản phẩm của Việt Nam hầu hết đều không đạt chất lượng trong khi Nga có yêu cầu chặt chẽ.

"Hàng thủy sản là sản phẩm đặc biệt phức tạp, theo đánh giá của Nga hàng hóa Việt Nam không đảm bảo để xuất khẩu sang thị trường Nga", ông Maxim Golikov nói.

Phập phồng chen lẫn rủi ro

Vừa qua, một số doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam đã được phía Nga cho phép xuất khẩu trở lại sau khi cấm vận từ đầu năm 2014. Trao đổi với Đất Việt, ông Phạm Hữu Đức - Phó Giám đốc Công ty Hiệp Thanh (Cần Thơ) cho biết, tiêu chuẩn từ phía Nga nhìn chung vẫn giống như thị trường châu Âu.

Theo đó, dây chuyền công nghệ không thay đổi giữa sản xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu sang EU và Nga, chất lượng so với trước khi bị cấm vận không thay đổi, chất lượng so với hàng hóa xuất khẩu sang EU không khác nhau, xuất khẩu sang EU được thì xuất sang Nga cũng được.

Lý do doanh nghiệp Hiệp Thanh được chọn xuất khẩu trở lại Nga trong khi nhiều doanh nghiệp khác vẫn chưa tìm được đường, theo ông Phạm Hữu Đức, muốn xuất khẩu sang Nga, phía Nga đã lựa hồ sơ, qua kiểm tra và mới cho phép nhà máy được xuất qua.

“Nhìn chung họ đánh giá trên nhiều tiêu chí chẳng hạn đánh giá nhà máy có đạt yêu cầu như vệ sinh nhà xưởng, nhân công có bảo hộ lao động… những doanh nghiệp gặp khó khăn trong xuất khẩu sang Nga có thể nằm ở những nguyên nhân trên”, ông Phạm Hữu Đức nói.

Ông Phạm Hữu Đức cũng cho biết thêm, thời điểm cấm vận cũng không rõ lý do và theo đánh giá của ông Phạm Hữu Đức, thị trường của Nga chưa mạnh lắm, thời gian này cho xuất khẩu nhưng Nga có thể dừng lại bất cứ lúc nào.

Về phía các doanh nghiệp chưa xuất khẩu sang Nga, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Thủy sản Vasep cho biết, Hiệp hội đã rất nhiều lần gửi danh sách doanh nghiệp muốn xuất khẩu nhưng phía Nga không cho phép.

“Phía Nga đặt ra những yêu cầu cụ thể, các doanh nghiệp đều dựa trên cơ sở đó, chuyện mua bán phụ thuộc vào người mua. Các sản phẩm tôm, cá đều có quy định cụ thể được phía Nga và Việt Nam thông qua, các yêu cầu và quy định được công bố trên trang web của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn nhưng phía Nga hạn chế bằng cách chỉ cho phép một số doanh nghiệp được xuất. Cách đánh giá của họ không phản ánh khách quan nên các doanh nghiệp nhiều khi cũng buồn”, ông Nguyễn Hoài Nam nói.

Nguyên Thảo

đất việt

Các tin tức khác

>   Xuất 5 chiếc 'tàu ngầm made in Việt Nam' sang Malaysia (20/09/2014)

>   Nửa đầu tháng 9 tiếp tục nhập siêu gần 1 tỷ USD (20/09/2014)

>   Giảm thuế nhập khẩu thép về 0%: Kiến nghị một lộ trình hợp lý (20/09/2014)

>   “Khóc” với quản lý chuyên ngành (20/09/2014)

>   Cổ phần hóa Vinalines: Chờ cơ chế mới trong chào bán cổ phần cảng biển (20/09/2014)

>   Doanh nghiệp, Hải quan quen dần với hệ thống VNACCS/VCIS (20/09/2014)

>   Buộc chủ đầu tư dự án thép Guang Lian triển khai đúng tiến độ (20/09/2014)

>   Nhà máy mực in Sakata (Nhật) chuyển đơn hàng ra Bắc Ninh (20/09/2014)

>   Gần 39 triệu USD nhằm tăng cường sử dụng gạch không nung (19/09/2014)

>   Cá tra nguyên liệu khó tăng giá như kỳ vọng của người nuôi (19/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật