Thứ Năm, 07/08/2014 06:41

Vay ngàn tỷ nhập tàu đồng nát: Nguyên Bộ trưởng Thủy sản nói gì?

"Nhập tàu cá cũ, phải xem xét thật kỹ, đừng tiếc rẻ mà mang về", đó là chia sẻ của ông Tạ Quang Ngọc, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản.

* Ông chủ bất động sản xin Thủ tướng cho nhập trực thăng, tàu cũ

* “Đại gia” Sài Gòn sắm trực thăng, tàu nghìn tỷ ra Hoàng Sa

* Dự án 1.500 tỷ đồng đánh cá Biển Đông dễ thua lỗ

Trước thông tin đại gia xin vay ngàn tỷ để nhập tàu cá cũ từ Hàn Quốc, một số chuyên gia ngành thủy sản cho rằng trong khi nhiều nước đã muốn cho không tàu cá cũ nằm bờ nhưng Việt Nam không nhận thì mất tiền nhập để làm gì(?).

Thông tin trên khiến nhiều người không khỏi nghi ngờ về tính khả thi của dự án nhập tàu cũ về vươn khơi.

Nói về việc nhập tàu cá cũ, ông Tạ Quang Ngọc, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản cũng bày tỏ “phải xem xét thật kỹ, đừng tiếc rẻ mà mang về”.

Theo ông Ngọc, tàu cá khi nhập về Việt Nam phải xét nhiều khía cạnh như phải xem thiết kế, chủng loại tàu như thế nào, có phù hợp với ngư trường không, có đảm bảo an toàn khi thiên tai không…

Liên quan đến việc không nhận tàu cá cũ từ các nước, Nguyên Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc cho hay, chúng ta không từ chối thẳng thừng việc tiếp nhận tàu cá cũ từ các nước nhưng phải xem tàu cá có đảm bảo, có hiệu quả không thì mới nhận về.

Bởi theo ông, thực tế đã có nhiều mẫu tàu nhận về không phù hợp với điều kiện, ngư trường ở Việt Nam. Một số tàu cũ do các nước tặng, sau khi cải tiến được đem đi đánh bắt thử nhưng hoạt động không hiệu quả.

Ông Ngọc cũng cho rằng, nếu có một công ty nào đó đứng ra đầu tư, hỗ trợ cho ngư dân thì đó là điều đáng khích lệ song cơ quan nhà nước phải đứng ra để hướng dẫn, thông tin đầy đủ, cụ thể để đem lại hiệu quả thực sự.

Mới đây, Cty CP Đức Khải (Cty Đức Khải) trình Thủ tướng, xin cơ chế ưu đãi để thực hiện thí điểm dự án nhập tàu cá cũ, theo đó, công ty này dự kiến sẽ nhập 95 tàu đánh bắt, 5 tàu hậu cần, cùng 2 trực thăng. Tổng giá trị đầu tư khoảng 1500 tỷ đồng, trong đó, Công ty Đức Khải xin vay 90% (1.350 tỷ đồng) với lãi suất ưu đãi 1%/năm, còn lại là vốn tự có, khoảng 150 tỷ đồng.

Trao đổi với PV Infonet về vấn đề này, ông Đào Hồng Đức, Cục trưởng Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản cho biết, công ty Đức Khải có yêu cầu nhập tàu cá vỏ thép sử dụng từ năm 1985, đã gần 30 tuổi.

"Chiếu theo Nghị định 52, với tàu cá đã qua sử dụng muốn nhập về phải không quá 8 tuổi thì tàu cá này đã quá tuổi so với quy định, do đó không thể nhập về Việt Nam”, ông Đức cho biết.

Theo ông Đức việc nhập khẩu tàu cá phải dựa theo quy định Nhà nước, theo Nghị định 52 và 53 đã ban hành. Không chỉ riêng Cty Đức Khải mà đối với tất cả các công ty muốn nhập khẩu, đóng tàu cho ngư dân bám biển phải tuân thủ theo quy định này.

Diệu Thùy

Infonet

Các tin tức khác

>   Chúng ta không thể đứng ngoài ”cuộc chơi” (07/08/2014)

>   Vướng rào cản kỹ thuật, xuất khẩu cá tra sang Mỹ và EU giảm (06/08/2014)

>   Việt Nam vẫn là điểm đầu tư quan trọng của doanh nghiệp Singapore (06/08/2014)

>   Mới chỉ có 30% năng lực cảng vận tải thủy nội địa được khai thác (06/08/2014)

>   Công nghiệp hỗ trợ: Bao giờ chấm dứt thập kỷ “tay không”? (06/08/2014)

>   Tập đoàn Israel “đổ” 300 triệu USD xây khu nghỉ dưỡng tại Khánh Hòa (06/08/2014)

>   Chi phí sản xuất cao cản trở dệt may (06/08/2014)

>   TP.HCM: Quản lí chặt đấu thầu thuốc tập trung (06/08/2014)

>   Canada chính thức điều tra chống bán phá giá thép VN (06/08/2014)

>   Xuất khẩu chuyến cá ngừ đầu tiên sang Nhật Bản (06/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật