Thứ Bảy, 02/08/2014 11:40

Tổng thầu Trung Quốc "trục trặc": Cơ hội mới cho DN cơ khí nội

Trước bối cảnh nhiều dự án tổng thầu Trung Quốc làm tại VN có những gián đoạn trục trặc, Hiệp hội DN cơ khí VN (VAMI) đã gửi báo cáo lên Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho chủ trương kiểm tra lại toàn bộ các dự án công nghiệp do Trung Quốc đang thi công dở dang để huy động lực lượng trong nước kết hợp với các nhà thầu nước ngoài khác hoàn chỉnh các dự án này.

* Trung Quốc nhận thầu và “quả đắng” của ngành cơ khí

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông do nhà thầu Trung Quốc thực hiện đã bị đội vốn gần 100%(từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD, tăng thêm 339 triệu USD so với tổng mức đầu tư được phê duyệt trước đó).

Có thể nói, đây là một nhiệm vụ hay nói đúng hơn là một thách thức lớn, song cũng là cơ hội mới để các nhà thiết kế và xây lắp trong nước khẳng định khả năng của mình trong các dự án lớn mà không cần tới các nhà thầu nước ngoài, đặc biệt là nhà thầu Trung Quốc.

Trên thực tế, năng lực của các nhà thầu trong nước đã được minh chứng rõ ràng bởi 15 năm qua, khi các nước G7 làm tổng thầu tại VN, các nhà thầu này thường giao cho các thầu phụ cơ khí trong nước khoảng 15 - 20% giá trị công trình là sản phẩm cơ khí chế tạo tại VN và là điều kiện để các nhà sản xuất cơ khí trong nước có khả năng tăng thêm đầu tư các thiết bị dây chuyền công nghệ tiên tiến ở châu Âu, cũng như rèn luyện tay nghề, tác phong công nghiệp và trình độ quản lý tiên tiến. Thông qua các chứng chỉ về yêu cầu quản lý chất lượng như: ISO 9001-2000, U, S1, S2, ASME mà tổng thầu yêu cầu các nhà thầu phụ phải có để đáp ứng trình độ quản lý phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi đó, các nhà thầu Trung Quốc thường bỏ qua các yêu cầu này, thậm chí việc quản lý công trình của họ còn luộm thuộm và không theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn thông dụng quốc tế.

DN trong nước hoàn toàn làm chủ được nhiều dự án nhiệt điện lớn.

Cũng trong năm 2007, VAMI đã đề xuất với Nhà nước cho các DN cơ khí nội nhận nhiệm vụ thiết kế, chế tạo, lắp đặt cơ khí thủy công của khoảng 20 dự án thủy điện, kể cả một phần thủy điện Sơn La. Chỉ sau khi được chỉ định thực hiện các dự án thủy điện, trình độ thiết kế, tư vấn của một số viện thiết kế trong nước như viện Narime đã được nâng lên rõ rệt, tự chủ hoàn toàn thiết kế thiết bị thủy công (sau quá trình hợp tác với viện thiết kế thủy công Zaporoge - Ucraine).

Hay như khi việc đề xuất thiết kế, chế tạo giàn khoan cho khai thác dầu khí và được Nhà nước chỉ định tổng thầu cho PVN, chỉ sau gần 30 tháng, 1 Cty của PVN (PV Shipyard) đã hoàn thành chế tạo giàn khoan tự nâng 90m nước giá trị trên 200 triệu USD và đưa vào khai thác có hiệu quả. Đặc biệt, hiện đội ngũ cán bộ công nhân viên của Cty này đang tiếp tục thiết kế, thi công giàn khoan thứ hai có độ sâu 125m nước giá trị gấp 1,5 lần giàn khoan trước và được tin PVN còn chủ trương giao để đơn vị này làm giàn khoan cỡ lớn tương đương HD 981 vào quý IV năm 2014 tại cơ sở của Cty ở Vũng Tàu.

Thực tế, nếu giao cho các DN cơ khí nội thực hiện các công trình lớn như trên, tỉ lệ nội địa hóa lên tới 25 - 30% giá trị công trình, chiếm 60 - 70% khối lượng thiết bị và sau đó tỷ lệ nội địa hóa tăng lên về giá trị từ 60 - 70% khối lượng lên tới 80 - 90%.

Nếu được Nhà nước tin tưởng giao cho những công trình lớn, kể cả các công trình Trung Quốc đang thi công dở dang, chậm tiến độ… chắc chắn sẽ là những cơ hội lớn cho các DN cơ khí trong nước, hơn nữa nó còn là bước đi quan trọng để lực lượng thiết kế, chế tạo thiết bị đồng bộ trong nước có điều kiện phát triển. Đặc biệt có thể hoàn toàn làm chủ được nhiều dự án nhiệt điện trong chương trình phát triển điện lực theo quy hoạch 7 đến năm 2025 với khoảng 52 nhà máy nhiệt điện mà không cần có sự tham gia của các nhà thầu Trung Quốc.

Nguyễn Văn Thụ - Chủ tịch VAMI

dđdn

Các tin tức khác

>   Vỡ đường ống nước Sông Đà: Chín lần thất tín, sao vẫn tin? (02/08/2014)

>   Đã có doanh nghiệp tỉ đô trong nền kinh tế Internet Việt (02/08/2014)

>   Con cá và cuộc “tháo chạy” của ngân hàng (02/08/2014)

>   Quy định về kích thước thùng hàng liệu có triệt tiêu tình trạng xe quá tải? (02/08/2014)

>   Việt Nam là quốc gia có nguồn cung thủy, hải sản hàng đầu thế giới (02/08/2014)

>   Kêu trời vì phí... kẹt cảng (02/08/2014)

>   Báo động xuất khẩu quặng sắt lậu sang Trung Quốc (02/08/2014)

>   Ưu đãi chưa từng có cho công nghiệp hỗ trợ (02/08/2014)

>   Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam công nghiệp hóa (02/08/2014)

>   Đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam: Thừa thận trọng, thiếu mạo hiểm (01/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật