Chủ Nhật, 22/06/2014 17:00

Góc nhìn tuần 23 – 27/06: Thêm vài nhịp giảm?

Về cơ bản, sau phiên tái cơ cấu danh mục của quỹ ETF, nhiều khả năng thị trường sẽ đứng trước áp lực điều chỉnh do tạm thời thiếu hụt đi lượng cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Các chuyên gia cho rằng nên chờ đợi phản ứng của chỉ số tại các ngưỡng hỗ trợ để có chiến lược tiếp theo.

Có thể tiếp tục giảm

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Xu hướng thị trường có dấu hiệu yếu đi rõ rệt trong tuần khi chỉ số hai sàn liên tục giảm mặc dù thanh khoản có dấu hiệu tăng khá tốt. Hầu hết các cổ phiếu có thị giá lớn đều cho dấu hiệu tiếp tục giảm giá hoặc gãy trend tăng trong ngắn hạn. Đây chính là yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro mà nhiều nhà đầu tư đang lo ngại.

Các thông tin vĩ mô tích cực sẽ tiếp tục thiếu vắng, cộng thêm những tin tức xấu từ biển Đông sẽ làm tăng tâm lý thận trọng từ dòng tiền trong tuần tới. Tuy nhiên những cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, có chu kỳ hoặc dự báo kết quả kinh doanh đột biến trong quý 2 sẽ phân hóa và tiếp tục thu hút dòng tiền của thị trường trong thời gian tới.

Nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục giảm điểm trong tuần tới. Mức cản 560 bị phá vỡ sẽ tạo hiệu ứng bán ròng trên sàn do đây là ngưỡng hỗ trợ khá mạnh mặc dù trên thực thế VN-Index đã gãy trend trong ngắn hạn. Mức hỗ trợ tiếp theo là 550, nếu VN-Index về vùng ngày trong tuần tới nhiều khả năng cầu bắt đáy sẽ tăng mạnh. SHS khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế hoạt động mua bán trong ngắn hạn, tránh mua đuổi giá và chốt lãi dần/cắt lỗ danh mục tại những phiên tăng điểm.

Lình xình đi ngang trong dải hẹn 555-575

CTCK MB (MBS): Trong ngắn hạn, tâm lý thị trường có thể có đôi chút ảnh hưởng tuy nhiên đánh giá lực cầu thị trường hiện tại MBS nhận thấy dòng tiền vẫn duy trì khá tốt, nhất là tại các vùng giá thấp.

Về xu hướng, VN-Index đã tạo một đỉnh ngắn hạn trong tuần và giảm liền 5 phiên liên tiếp trở lại về sát các ngưỡng hỗ trợ mạnh gần nhất tại MA20/MA50 tương ứng vùng +/-560. Hiện tại, VN-Index đang bị kẹt giữa các vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh do đó xu hướng chính của chỉ số sẽ nghiêng về khả năng lình xình đi ngang trong dải hẹp từ 555 - 575 trong thời gian tới.

Nhiều cổ phiếu về cơ bản đã trải qua hai tuần tích lũy do đó khả năng giảm sâu là khó, nhất là cổ phiếu được dự phóng có KQKD khả quan trong quý 2. Do đó, MBS cho rằng chiến lược ngắn hạn nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt là 40/60 với chiến lược có thể xem xét gom mua cổ phiếu đầu tư trong các phiên giảm. Nếu trading có thể xem xét mua thấp, bán cao với các cổ phiếu thanh khoản tốt mang tính định hướng như SSI, HCM, HAG, PGS, REE...

Chưa có dấu hiệu đảo chiều

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): Thanh khoản tiếp tục được duy trì ở mức cao cho thấy dòng tiền chưa có dấu hiệu rời khỏi thị trường. Nhóm chỉ báo xu hướng của BSI vẫn cho tín hiệu tăng trong ngắn hạn. Nhóm chỉ báo dao động vẫn đang duy trì ở mức trung tính cho thấy lực mua – bán hiện tại là khá cân bằng.

Trên đồ thị tuần, mô hình nến Bearish Engulfing đã xuất hiện trên VN-Index, tuy nhiên các chỉ báo xu hướng chưa thấy dấu hiệu đảo chiều. Theo đó, BSI cho rằng sẽ cần thêm thời gian và các thông tin hỗ trợ để thị trường có thể xác nhận một xu hướng tăng tốt trong trung và dài hạn. Bên cạnh đó, dải Bollinger Bands của chỉ số HNX-Index chưa có dấu hiệu mở rộng cho thấy chỉ số này có thể sẽ tích lũy thêm trong thời gian tới.

BSI cho rằng cơ hội trading ngắn hạn sẽ xuất hiện khi hai chỉ số vẫn đang nỗ lực thoát khỏi khu vực kháng cự. Nhà đầu tư nắm giữ danh mục ngắn hạn có thể tận dụng nhịp giảm điểm trong phiên vào thị trường, và hạn chế mua đuổi giá cao trong phiên vì rủi ro vẫn còn lớn. Còn với danh mục dài hạn, nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp chùng trong phiên để mua thêm các cổ phiếu có cơ bản tốt.

Điều chỉnh giảm

CTCK VNDirect (VND): Về mặt đồ thị, phiên cuối tuần qua VN-Index xuất hiện nến đỏ dài tương đối xấu, tuy vậy xét ở bình diện chung vẫn chưa xuất hiện tín hiệu quá tiêu cực. Loại trừ diễn biến trong phiên ATC, giao dịch nhìn chung vẫn giằng co, khối lượng duy trì tương đương phiên trước cho thấy dòng tiền vẫn tương đối thận trọng.

Với thanh khoản duy trì ở mức trung bình, sức mạnh của dòng tiền chưa thực sự thuyết phục, nên nếu tăng điểm, nhiều khả năng index sẽ zig zag đi lên theo hướng sideway up với biểu hiện phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Trong khi đó, rủi ro thị trường phá vỡ xu hướng đi ngang của các cổ phiếu đang lớn dần, VND nghiêng về kịch bản thị trường sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh giảm.

VND duy trì khuyến nghị giữ tỷ lệ cổ phiếu thấp. Nhiều cổ phiếu đang đi về vùng cuối của giai đoạn đi ngang 1 tháng qua, có thể sẽ xác nhận xu hướng trong 1, 2 phiên tới, nhà đầu tư có thể cân nhắc bán nếu vùng đi ngang này không được bảo vệ.

Xu hướng ngắn hạn vẫn tăng

CTCK MayBank KimEng (MBKE): Dưới góc nhìn kỹ thuật, MBKE cho rằng xu hướng ngắn hạn của VN-Index vẫn là tăng. 5 phiên điều chỉnh giảm liên tiếp dĩ nhiên là điều cần lưu tâm, dù vậy sự suy giảm tính đến hiện tại chưa vi phạm các nguyên tắc tạo ra xu hướng tăng.

Thanh khoản thị trường tuy có cải thiện đáng kể nhưng sự cải thiện này mang yếu tố “thời điểm”, chịu tác động lớn từ việc cơ cấu định kỳ của các quỹ ETFs. Nhìn nhận về việc dòng tiền đã thật sự mở rộng vì vậy chưa rõ ràng, do đó cần một vài phiên ở tuần sau để khẳng định dòng tiền có thật sự được mở rộng.

Xu hướng chưa thể tích cực

CTCK Đông Á (DAS): Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục là lực cản đối với các chỉ số thị trường. 5 phiên giảm điểm liên tiếp, đã hình thành mẫu hình nến Dark Cloud Cover trên VN-Index theo khung thời gian tuần. Điều này cho thấy xu hướng chưa thể có tích cực ngay trong tuần tới.

Bên cạnh đó, diễn biến khối lượng giao dịch cũng không thực sự tích cực. Khối lượng giao dịch trên HNX, nơi tập trung nhiều hơn các mã cổ phiếu thu hút dòng tiền, tạo động lực cho sự tích cực trong những phiên gần đây, đã suy giảm. Đồng thời, trên sàn HOSE, khối lượng giao dịch tuy duy trì ở mức cao, nhưng VN-Index vẫn không thể tiếp diễn xu hướng hồi phục tích cực.

Dù sao, VN-Index vẫn duy trì được trên vùng 550 điểm, là cơ sở để có thể kỳ vọng chuyển động đi ngang tích lũy chưa bị phá vỡ. Trong trường hợp sự suy giảm khối lượng giao dịch cũng diễn ra trên cả HOSE thì xu hướng trên sẽ bị thử thách mạnh.

Gia Nguyên tổng hợp

CÔNG LÝ

Các tin tức khác

>   Tổng Giám đốc AFC: Không đầu tư vào cổ phiếu bluechips của Việt Nam (20/06/2014)

>   Góc nhìn 20/06: Tìm lại điểm cân bằng (19/06/2014)

>   Góc nhìn 20/06: Tìm lại điểm cân bằng (19/06/2014)

>   Góc nhìn 19/06: Tranh thủ chốt lời? (18/06/2014)

>   CPI được dự báo tăng nhẹ, VN-Index sẽ khép tháng 6 tại mốc nào? (18/06/2014)

>   Góc nhìn 18/06: Ngừng tích lũy, VN-Index sẽ vượt 580? (17/06/2014)

>   Góc nhìn 17/06: Giằng co! (16/06/2014)

>   Cổ phiếu Xây dựng - Bất động sản tiềm năng (16/06/2014)

>   Xu thế dòng tiền: Đợi chờ “điểm nổ” (15/06/2014)

>   Góc nhìn 16-20/6: Giằng co và điều chỉnh nhẹ? (15/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật