Thứ Ba, 03/06/2014 11:05

“Giao thương với Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường”

Trước những ảnh hưởng của tình hình biển Đông, nhiều câu hỏi về hoạt động kinh tế giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được đặt ra tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều 2/6.

Tại buổi họp báo, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho biết, sau những biến động trong tháng 5 với việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền, thì hoạt động thương mại giữa hai nước vẫn diễn ra bình thường, không bị ảnh hưởng gì.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, hoạt động kinh tế, giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường

Theo ông, có thể có ảnh hưởng tới các doanh nghiệp liên quan đến xuất nhập khẩu với thị trường này trong vấn đề tâm lý, còn về kim ngạch xuất nhập khẩu, cả chính ngạch và tiểu ngạch đều không ảnh hưởng gì và vẫn tăng trưởng khá tốt.

Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2014, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải là khá tốt, khi tăng tới 28,4% so với cùng kỳ. Ông Hải khẳng định lại, các hoạt động về kinh tế, thương mại của cả hai bên vẫn bình thường.

“Chúng ta nên tập trung nói nhiều về vấn đề chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc, còn về quan hệ kinh tế, thì cố gắng đừng làm điều đang bình thường trở thành bất bình thường”, ông nói.

Ông Hải cho biết, hiện Việt Nam có tới 5 - 6 mặt hàng đang có thế mạnh xuất khẩu rất nhiều sang Trung Quốc, như hàng nông sản, chế biến, thủy sản, điều, cao su, rồi hoa quả…

Tuy nhiên, trong khi xuất chưa được nhiều thì nhập lại quá lớn. Thêm nữa, theo ông Hải, hiện chúng ta xuất siêu sang rất nhiều nước như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, tuy nhiên, những mặt hàng xuất siêu sang các thị trường đó lại phụ thuộc nhiều vào các nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, như dệt may, da giày…

“Muốn giảm nhập siêu từ thị trường Trung Quốc chỉ có hai cách là tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho rằng, không chỉ từ sự kiện biến động tại biển Đông vừa qua mới nêu ra mà vấn đề không quá phụ thuộc xuất khẩu hay nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc đã được đề cập đến nhiều lần.

“Tuy nhiên, trong thời điểm như hiện nay, với những biến động vừa rồi, chúng ta hãy coi đây là cú hích lớn để thay đổi và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc”, ông nói.

Theo ông, để giảm nhập khẩu cần tăng cường sản xuất ở trong nước. Đồng thời, một việc quan trọng Việt Nam đang làm quyết liệt là vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt.

Còn với công nghiệp hỗ trợ, theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương cũng đã ra chính sách ưu tiên cho những ngành công nghiệp hỗ trợ. Hiện nay Bộ đang tiếp tục trình Chính phủ để nâng lên thành nghị định, trong đó đưa ra những ngành cụ thể để ưu tiên.

Tuy nhiên, ông Hải cũng cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cần nhiều hơn nữa những hỗ trợ cho ngành công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ và nếu không làm được thì sẽ rất khó để có thể khẳng định ngành công nghiệp của Việt Nam sau này như thế nào và rất khó để giảm nhập siêu như thực tế đang diễn ra.

Mạnh Chung

vneconomy

Các tin tức khác

>   Cơ hội lớn cho hạt điều vào siêu thị Mỹ, Nhật (03/06/2014)

>   'Ông lớn' Việt đánh bật bia Trung Quốc thế nào? (03/06/2014)

>   TPHCM muốn vay hơn 1,2 tỉ đô la Mỹ để đầu tư hạ tầng (03/06/2014)

>   TS. Trần Du Lịch: Cần một đạo luật về công nghiệp hỗ trợ (03/06/2014)

>   Chưa tăng giá điện trong tháng 6 (03/06/2014)

>   Tự lực sản xuất là yêu nước! (03/06/2014)

>   Ba “chìa khóa” để DN vào siêu thị (03/06/2014)

>   Resona Holdings sẽ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam (02/06/2014)

>   Ngành dệt may “dồn lực” chủ động nguồn nguyên phụ liệu (02/06/2014)

>   Ngân hàng dành cửa nào cho doanh nghiệp vừa và nhỏ? (03/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật