Thứ Ba, 03/06/2014 08:45

TPHCM muốn vay hơn 1,2 tỉ đô la Mỹ để đầu tư hạ tầng

TPHCM kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa một số dự án xây dựng hạ tầng như tàu điện ngầm (metro), cấp nước, cải thiện môi trường, vào danh mục vay vốn của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) từ năm 2015 đến 2017 với tổng vốn vay lên đến hơn 1,2 tỉ đô la Mỹ.

Theo văn bản được Văn phòng UBND TPHCM gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 2-6, TPHCM muốn ADB tiếp tục cho vay để xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5, giai đoạn 1 (từ ngã tư Bảy Hiền đến cầu Sài Gòn). Một tuyến metro khác cũng cần bổ sung thêm 300 triệu đô la Mỹ là dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2 (Bến Thành - Tham Lương).

Ngoài ra, TPHCM cũng đề xuất vay 200 triệu đô la cho dự án xây dựng nhà ga trung tâm Bến Thành và 50 triệu đô la Mỹ cho việc phát triển bền vững toàn tuyến metro số 5.

Đối với các tuyến đường bộ, chính quyền TPHCM đề xuất ADB cho vay để xây dựng hoàn thiện và khép kín tuyến đường vành đai 2 với tổng chi phí khoảng 260 triệu đô la Mỹ.

Với các dự án cải thiện môi trường, thành phố đề xuất vay 61 triệu đô la để xây dựng nhà máy xử lý bùn từ các nhà máy xử lý nước tại thành phố.

Bên cạnh các dự án hạ tầng giao thông, chính quyền TPHCM cũng đề xuất vay đa ngạch cho các dự án giảm thất thoát nước, sửa chữa tuyến ống nước sạch và phát triển mạng lưới cấp nước cho toàn thành phố với tổng số vốn khoảng 335 triệu đô la Mỹ.

Ước tính mỗi năm nhu cầu về vốn để xây dựng hạ tầng tại TPHCM lên đến 3 đến 4 tỉ đô la Mỹ, trong khi ngân sách thành phố mỗi năm dành cho hạ tầng giao thông chỉ khoảng 10.000 tỉ đồng Việt Nam (tương đương 500 triệu đô la Mỹ) nên vốn cho việc xây dựng hạ tầng rất thiếu.

Đặc biệt, là các tuyến metro cần số vốn đầu tư rất lớn, ước tính một tuyến metro tại TPHCM có vốn đầu tư không dưới 1,5 tỉ đô la Mỹ.

Hiện nay, TPHCM đang mời gọi đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông bằng nhiều hình thức khác nhau như BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), BT (xây dựng - chuyển giao), hợp tác công - tư (PPP). Tuy nhiên, các hình thức đầu tư này đang gặp khó khăn do việc hoàn vốn đối với dự án BOT, hình thức BT lại không còn quỹ đất để đổi cho nhà đầu tư, còn việc xây dựng theo hình thức hợp tác công - tư lại chưa có cơ chế rõ ràng.

Do vậy, TPHCM vẫn phải tìm kiếm các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng lớn như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB).

Lê Anh

TBKTSG

Các tin tức khác

>   TS. Trần Du Lịch: Cần một đạo luật về công nghiệp hỗ trợ (03/06/2014)

>   Chưa tăng giá điện trong tháng 6 (03/06/2014)

>   Tự lực sản xuất là yêu nước! (03/06/2014)

>   Ba “chìa khóa” để DN vào siêu thị (03/06/2014)

>   Resona Holdings sẽ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam (02/06/2014)

>   Ngành dệt may “dồn lực” chủ động nguồn nguyên phụ liệu (02/06/2014)

>   Ngân hàng dành cửa nào cho doanh nghiệp vừa và nhỏ? (03/06/2014)

>   DN nhỏ và vừa vẫn chờ quỹ bảo lãnh (02/06/2014)

>   Thứ trưởng Bộ Công Thương: Trước mắt chưa tăng giá điện (02/06/2014)

>   Vinacomin: Sẽ thoái hết vốn đầu tư ngoài ngành vào 2015 (02/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật