Thứ Hai, 02/06/2014 18:37

Ngành dệt may “dồn lực” chủ động nguồn nguyên phụ liệu

Sáng nay (ngày 2/6), Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến tháng 5/2014. Tại hội nghị, ngoài việc đánh giá hoạt động XK, trong đó XK dệt may đầu 5 tháng đầu năm đạt được những kết quả khả quan thì việc bỏ hay giữ giá sàn XK gạo cũng được đề cập.

Ngành dệt may: XK tăng 17%

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên tháng 5 ước đạt 27,2 triệu m2, giảm 5,4% so với tháng 4 năm 2014, tính chung 5 tháng ước đạt 129 triệu m2, tăng 17,1% so với cùng kỳ. Sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo tháng 5 ước đạt 59,2 triệu m2, tăng 1,4% so với tháng 4, tính chung 5 tháng đạt 274 triệu m2, giảm 4,2% so với cùng kỳ. Sản lượng quần áo mặc thường tháng 5 ước đạt 244,2 triệu cái, tăng 2,7% so với tháng 4, tính chung 5 tháng ước đạt 1,16 tỷ cái, tăng 12,5% so với cùng kỳ.

Về XNK, kim ngạch XK hàng dệt và may mặc tháng 5 ước đạt gần 1,45 tỷ USD, giảm 8% so với tháng 4 năm 2014. Tuy nhiên, tính chung 5 tháng ước đạt 7,44 tỷ USD, tăng 17,0% so với cùng kỳ.

Ông Cao Anh Dũng – Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) cho biết, việc XK của doanh nghiệp ngành công nghiêp nhẹ như dệt may, da giầy đều phát triển tốt. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu nguyên liệu cho ngành dệt may như vải, sợi vẫn diễn ra bình thường tại các cửa khẩu.

Theo Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam Hoàng Vệ Dũng, thị trường nguyên phụ liệu dệt may không có biến động dù nhiều doanh nghiệp thuộc tập đoàn nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Về XK thời gian tới, phụ thuộc vào sự tăng trưởng của các nền kinh tế lớn trên thế giới như: Mỹ, EU, Nhật… Ngành dệt may sẽ chủ động đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; đầu tư sản xuất vải, sợi trong nước để chủ động nguồn nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp.

Để chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện khai thác các cơ hội đến từ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), một loạt doanh nghiệp sản xuất sợi quy mô lớn trong nước đều có kế hoạch mở rộng quy mô đầu tư, nâng cao năng lực cung cấp sợi, giảm dần giá trị nhập khẩu. Ngoài ra, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã có công văn kêu gọi các doanh nghiệp trong ngành chủ động tìm các thị trường tiềm năng để nhập khẩu nguyên phụ liệu như: Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia; nhập khẩu sợi từ thị trường Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và nhập khẩu vải từ thị trường Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia…

Bỏ hay không bỏ giá sàn XK gạo?

Ông Phan Văn Chinh – Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng XK 4,3 triệu tấn gạo. Tính đến hết tháng 5/2014, XK gạo đạt 2,7 triệu tấn, 1,6 triệu tấn gạo còn lại đang chờ giao hàng – số gạo này cũng tương đương với số gạo đang tồn trong khi của doanh nghiệp. Nhìn chung, dù thị trường khó khăn nhưng các doanh nghiệp đã ký hợp đồng tăng 17% so với năm 2013.

Về giá sàn XK gạo, Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) công bố theo tiêu chí của Bộ Tài chính. Theo VFA, thời gian tới sẽ có sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các nước XK gạo. Còn các nước nhập khẩu gạo đang tìm cách nâng cao nguồn sản xuất trong nước, nên đã thay đổi chính sách nhập khẩu gạo. Vì thế, thời gian tới XK gạo của Việt Nam sẽ gặp những khó khăn. Do đó, việc thí điểm bỏ giá sàn để giúp doanh nghiệp có thể đàm phán giá XK.

Trước ý kiến bỏ hay không bỏ giá sàn XK gạo, theo ông Chinh, vấn đề này đang lấy ý kiến của các bộ, ngành địa phương trước khi quyết định.

Được biết, Chính Phủ đã giao cho hai bộ là Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng nghiên cứu, phân tích đánh giá tác động của việc thí điểm bỏ giá sàn gạo XK để có hướng điều hành phù hợp trong thời gian tới.

Nguyễn Hải

công thương

Các tin tức khác

>   Ngân hàng dành cửa nào cho doanh nghiệp vừa và nhỏ? (03/06/2014)

>   DN nhỏ và vừa vẫn chờ quỹ bảo lãnh (02/06/2014)

>   Thứ trưởng Bộ Công Thương: Trước mắt chưa tăng giá điện (02/06/2014)

>   Vinacomin: Sẽ thoái hết vốn đầu tư ngoài ngành vào 2015 (02/06/2014)

>   5 tháng, PVN nộp ngân sách nhà nước 71.500 tỷ đồng (02/06/2014)

>   Doanh nghiệp Mỹ tìm cơ hội kinh doanh lâu dài tại Việt Nam (02/06/2014)

>   Bộ Công Thương: 5 tháng cả nước xuất siêu 1,65 tỷ USD (02/06/2014)

>   5 loại sữa của Abbott giảm giá 18% ngay từ 01/06 tại OceanMart (02/06/2014)

>   Tạo động lực để ngành thủy sản mạnh về biển, giàu từ biển (02/06/2014)

>   400 mặt hàng nông, thủy sản Việt được bán tại Singapore (02/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật