EVN có lãi là khen thưởng, mua điện Trung Quốc giá cao
Tập đoàn EVN cho biết đã nộp thuế 25% và dành 50% để đầu tư phát triển. 25% còn lại được trích quỹ phúc lợi khen thưởng.
* Vì sao EVN "hào phóng" mua điện Trung Quốc giá cao?
25% trích quỹ phúc lợi khen thưởng
Tờ Vnexpress đưa tin, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố Báo cáo Giám sát tóm tắt năm 2013 của Công ty mẹ theo Chỉ thị 11 về công khai minh bạch trong kinh doanh điện và xăng dầu của Bộ Công Thương.
Báo cáo này cho thấy EVN lãi vượt kế hoạch được giao, nhờ đưa vào vận hành Thủy điện Sơn La và tác động từ việc điều chỉnh giá điện, trong khi tỷ giá ngoại tệ tương đối ổn định.
Báo cáo không nêu cụ thể số lãi song theo số liệu được Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh công bố hồi đầu năm nay, công ty mẹ EVN lãi khoảng 120 tỷ đồng. Tập đoàn cho biết đã nộp thuế 25% và dành 50% để đầu tư phát triển. 25% còn lại được trích quỹ phúc lợi khen thưởng.
Tập đoàn EVN cho biết đã nộp thuế 25% và dành 50% để đầu tư phát triển. 25% còn lại được trích quỹ phúc lợi khen thưởng.
|
Năm 2013, EVN và các đơn vị đã ký được hợp đồng vay trên 20.000 tỷ đồng (940 triệu đôla) vốn tín dụng thương mại và tín dụng ưu đãi trong nước.
Tập đoàn này cũng vay thương mại nước ngoài 792 triệu USD, cùng khoản 120 triệu EUR (tương đương 163,34 triệu đôla) có được từ nguồn viện trợ phát triển (ODA). Như vậy, tổng cộng EVN đã vay trong và ngoài nước khoảng 1,9 tỷ đôla trong năm 2013.
EVN mua điện giá cao, đầu tư ngoài ngành thua lỗ
Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã từng chỉ ra hàng loạt những sai phạm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam liên quan đến việc EVN đã tính chi phí xây biệt thự, sân tennis, bể bơi... vào giá điện.
Cụ thể, 6 dự án nguồn điện của EVN ều có hạng mục “khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa” nhưng ược xây dựng gồm nhà ở cho cán bộ với các loại biệt thự đơn lập, nhà song lập, nhà liền kề, chung cư cao tầng, có cơ sở hạ tầng đi kèm như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis… với tổng giá trị đầu tư trên 595 tỷ đồng.
Trong phiên chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 1/4 vừa qua, về vấn đề EVN đưa chi phí xây dựng biệt thự, sân tennis vào giá điện Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã nói: "Chúng tôi nghĩ rằng, đối với những công trình xa như vậy, độc hại như vậy, thu hút cán bộ, người lao động đến làm việc rất khó khăn.
Cho nên, việc tạo điều kiện an tâm cho cán bộ công nhân viên làm việc ở đó bằng cách xây dựng các công trình hạ tầng, phúc lợi là điều chắc rằng dư luận nhân dân cũng thấy hợp lý”.
EVN cũng chính là đơn vị đã ký hợp đồng mua điện giá cao với Công ty lưới điện miền Nam Trung Quốc (CSD). Hợp đồng mua điện của Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009. Thỏa thuận hợp đồng hiện nay buộc phải cam kết về sản lượng và thời gian mua.
Nếu không mua sẽ bị phạt, dẫn tới ngay cả khi nguồn cung cấp trong nước dồi dào vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê đến tháng 4/2014, sản lượng điện "nhập" từ Trung Quốc đạt 654 triệu kWh. Năm trước, dù các nhà máy điện nội địa nỗ lực sản xuất nhưng lượng điện EVN phải mua từ Trung Quốc là 3,6 tỷ kWh, tương đương khoảng 5.000 tỷ đồng. EVN chấp nhận mua điện với mức giá cao từ nước láng giềng.
Một thực tế đã từng được chỉ ra là việc nhập điện từ Trung Quốc với giá cao diễn ra đều đặn trong khi điện nội đang ế.
Trong khi ra sức ép các nhà máy thủy điện, thậm chí họ phải chào giá 0 đồng để được chạy máy thì Tập đoàn điện lực VN (EVN) lại mang tiền đi mua điện của Trung Quốc với giá cao gấp 2 đến 3 lần.
Về đầu tư ngoài ngành thua lỗ, cho đến đầu tháng 12/2013, thông tin về số vốn đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp nhà nước mới được hé lộ.
Theo ông Lê Hoàng Hải - phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), tính đến thời điểm cuối tháng 9 tổng số vốn đầu tư ngoài ngành gần 21.800 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty mẹ chỉ có gần 77.000 tỷ đồng nhưng số vốn đã được thoái trong hai năm qua chưa đạt 20%, tương ứng với 4.164 tỷ đồng.
Việc EVN đầu tư ra ngoài ngành vượt vốn điều lệ hơn 45.000 tỷ đồng đã vi phạm quy định của Bộ Tài chính. Đáng chú ý, mặc dù đầu tư ra ngoài cả trăm nghìn tỷ đồng nhưng EVN không thu được đồng lãi nào mà còn lỗ đến 2.195 tỷ đồng.
Cùng lúc, nhiều câu hỏi được đặt ra về việc EVN lãi nhờ tăng giá điện. Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường) từng cho biết trong trường hợp EVN đã có lãi cao thì phải xem lại lộ trình tăng giá điện.
"Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, đông đảo người dân có cuộc sống chật vật với thu nhập ít ỏi, tại sao ngành điện đã có lãi rồi mà vẫn muốn tăng giá?", bà Bùi Thị An nói.
Đồng quan điểm, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương bình luận mức lãi được công bố khoảng 4.404 tỷ đồng trong năm 2012 đưa ra từ hồi cuối năm 2013 cho biết, ngành điện lấy lý do kinh doanh không có lãi nên không có vốn đầu tư, không thu hút được các nhà đầu tư tham gia, vì thế phải tăng giá điện.
"Nhưng có lãi tới mức dư ra con số 4.404 tỷ đồng sau khi đã đưa vào giá thành khoảng 18.200 tỷ đồng khoản lỗ của những năm trước, thì thực tế giá điện hiện nay đã có thể mang lại lợi nhuận rất lớn cho doanh nghiệp", TS Lê Đăng Doanh nói.
Hà Anh
đất việt
|