Thứ Tư, 25/06/2014 08:44

SBIC (Vinashin) không biết giao "con" cho ai

Tiến trình tái cơ cấu Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) vẫn rất khó khăn sau gần 6 năm sụp đổ của Vinashin, tiền thân của SBIC. Và vấn đề rất lớn hiện tại của Tổng công ty này là giải quyết ra sao với 73 công ty con, khi mà Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) không muốn tiếp nhận.

Cho đến nay, SBIC đã gửi 73 bộ hồ sơ doanh nghiệp sang Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) với hi vọng SCIC sẽ tiếp nhận các đơn vị này nhằm làm giảm gánh nặng cho SBIC. Tuy nhiên, cho đến nay SCIC đã không tiếp nhận bất kỳ công ty con nào của SBIC do "không đủ điều kiện“.

Công ty duy nhất trong số đó mà SCIC để mắt tới là Công ty TNHH MTV đầu tư và xuất nhập khẩu Công nghiệp tàu thủy, nhưng những hồ sơ về đất đai, dự án đầu tư, nợ vay phải trả SBIC của nó lại chưa làm thỏa mãn SCIC.

Điều đó cho thấy, số phận của 73 công ty con này của SBIC, cho dù không được tiết lộ tên tuổi, vẫn đang ngàn cân treo sợi tóc.

Đây là điều có thể khẳng định khi SBIC đã lên kế hoạch giải thể tới 50 đơn vị thành viên là công ty, đơn vị sự nghiệp và các trường nghề trong thời gian tới.

Động thái đặng chẳng đừng này phải đưa ra sau khi SBIC đã hoàn thành việc giải thể 12 đơn vị.

SBIC cũng đang triển khai thủ tục phá sản 11 doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ góp vốn điều lệ và làm điều tương tự với 10 doanh nghiệp khác chưa hoàn thành nghĩa vụ góp vốn điều lệ.

Trong danh sách 105 doanh nghiệp thuộc Vinashin phải thực hiện rút vốn thương hiệu bằng hình thức giảm vốn điều lệ theo Quyết định số 1224/QĐ-TTg, đến nay mới có 45 công ty hoàn thành yêu cầu này.

Trong số còn lại, 39 doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép, giải thể, phá sản; và có một doanh nghiệp không thực hiện rút vốn và thương hiệu vì còn vướng mắc tài chính.

Hiện tại, kế hoạch cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty cũng mới chỉ dừng ở việc thành lập Ban chỉ đạo.

Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước vẫn đang phải tìm nhiều phương án “tái cơ cấu” nợ của SBIC trong khi Tổng cục Thuế cũng được yêu cầu xem xét tình trạng nợ của không ít công ty con của SBIC.

Những động thái trên của SBIC cho thấy, việc tái cơ cấu doanh nghiệp này còn khó khăn đến mức thế nào.

Trong thời kỳ huy hoàng, Vinashin từng đẻ ra mỗi ngày một công ty, và nay thì số phận của những công ty này đều khá thảm thương.

Trước đây, có những quan chức từng hứa trước Quốc hội, Vinashin “sẽ có lãi” từ năm 2013, 2014. Song lời hứa này như thế nào thì đến nay đã rõ khi nhìn vào thực tế hiện nay.

SBIC cũng đang được ưu ái về đất đai, tín dụng, và nhiều chính sách khác, song vẫn chưa thể vực lại. Hậu quả mà Vinashin để lại thật quá lớn, không chỉ cho hậu duệ là SBIC mà còn cho các công ty con và cháu nữa.

Tư Hoàng

tbktsg

Các tin tức khác

>   TPHCM đẩy nhanh đầu tư ngành công nghiệp hỗ trợ (25/06/2014)

>   “Đại gia” ximăng VICEM: Chủ yếu là … “buôn đá” (24/06/2014)

>   Không dễ bỏ thị trường Việt (24/06/2014)

>   Sản xuất công nghiệp có tín hiệu phục hồi (24/06/2014)

>   Luật chỉ sửa mà không đổi, quyền tự do kinh doanh vẫn hạn chế (24/06/2014)

>   EVN vay gần 2 tỷ đôla trong năm 2013 (24/06/2014)

>   Dệt may tham gia TPP: Không ai đầu tư vào hầm lò nếu còn than lộ thiên (24/06/2014)

>   Hiệu quả của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở dưới mức trung bình (24/06/2014)

>   Doanh nghiệp FDI Đài Loan chuyển vốn sang Việt Nam (24/06/2014)

>   Xi măng, sắt thép: Tiêu thụ tăng, giá ổn định (24/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật