Thứ Bảy, 17/05/2014 09:51

Xuất khẩu da giày: Thị trường nhỏ chiếm ưu thế

4 tháng đầu năm ngành da giày đạt tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng so với cùng kỳ, trong đó các thị trường nhỏ, thị trường ngách của ngành lại chiếm ưu thế.

Một số doanh nghiệp đã có đơn hàng đến tháng 8/2014

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, tháng 4/2014 ngành da giày đã xuất khẩu 730 triệu USD sản phẩm giày dép các loại, tính chung 4 tháng đầu năm ngành đã xuất khẩu 2,850 tỷ USD, tăng 21,9% so với cùng kỳ. Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm túi sách, vali, ô dù, mũ của ngành cũng tăng tới 48,1%, đạt 821 triệu USD.

Các thị trường xuất khẩu của ngành đều khá khả quan, trong đó các thị trường truyền thống vẫn giữ được “phong độ”. Cụ thể, 3 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của ngành sang thị trường Mỹ đã tăng 23,6%, đạt trên 674 triệu USD; thị trường Nhật Bản tăng 40,1%, đạt trên 142 triệu USD; thị trường Bỉ tăng 37,2%, đạt trên 144 triệu USD; thị trường Đức tăng 28%, đạt trên 107 triệu USD; thị trường Pháp tăng 31,5%, đạt trên 48,4 triệu USD…

Tuy nhiên, các thị trường nhỏ, thị trường ngách mới thật sự tạo ấn tượng mạnh khi đã có sự tăng đột biến, như: thị trường Israel tăng 120,41%, đạt 7,3 triệu USD; thị trường Chi Le tăng 80,85%, đạt 17,2 triệu USD; thị trường Hy Lạp tăng 78,2%, đạt 5,1 triệu USD; thị trường Ba Lan tăng 161,7%, đạt 5,5 triệu USD…

Sự tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày những tháng đầu năm có sự hậu thuẫn lớn từ những ưu đãi thuế quan phổ cập GSP mà Liên Minh châu Âu đã dành cho Việt Nam. Hơn nữa, sự phục hồi về tiêu dùng từ các thị trường xuất khẩu chính, đặc biệt là thị trường EU cũng là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của ngành da giày. Thời điểm hiện tại nhiều doanh nghiệp trong ngành đã ký được hợp đồng đến hết tháng 8/2014.

Theo Hiệp hội da giày Việt Nam, cơ hội tăng trưởng xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam là rất khả quan bởi ngoài những yếu tố thuận lợi về thị trường, ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP cũng sẽ tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong tương lai gần. Sản phẩm giày, dép, túi xách…của Việt Nam cũng sẽ có lợi thế cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, Nhật Bản và các thị trường thành viên khối TPP.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay xu hướng tiêu dùng đồ da tại các thị trường nhập khẩu ngày càng tăng, xu thế thay thế đồ nội thất bằng gỗ sang sử dụng da thuộc đang trở thành trào lưu. Do vậy, các doanh nghiệp trong ngành cần đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất da thuộc trong nước nhằm đón đầu xu hướng tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Việt Nga

báo công thương

Các tin tức khác

>   Petrolimex: Quý 1 lãi 220 tỷ, quỹ bình ổn 647 tỷ, nợ ngắn hạn 43,000 tỷ (17/05/2014)

>   10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất tính đến 30/4 (17/05/2014)

>   Doanh nghiệp tổn thương sau biểu tình quá khích (17/05/2014)

>   "Doanh nghiệp ngừng sản xuất là mắc mưu của kẻ xấu" (16/05/2014)

>   Ngành bán lẻ: Chọn lối đi riêng (16/05/2014)

>   Ký hợp đồng EPC đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 (16/05/2014)

>   Thị trường trồi sụt, dân Việt giữ chặt hầu bao (16/05/2014)

>   Giám sát giá cước vận tải đường bộ (16/05/2014)

>   Lưu ý khi giao dịch thương mại với DN Hong Kong (15/05/2014)

>   Nông nghiệp Việt Nam không thể “nhỏ và đẹp” mãi được (15/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật