Thứ Năm, 15/05/2014 22:59

Lưu ý khi giao dịch thương mại với DN Hong Kong

Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Hong Kong đang phát triển và với vai trò như trung tâm trung chuyển hàng hóa với hệ thống dịch vụ thương mại bán buôn, bán lẻ hàng đầu chẩu Á, Hong kong đang trở thành điểm tới hấp dẫn với doanh nghiệp Việt Nam.

Số liệu của Tổng cục hải quan Việt Nam cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hong Kong trong 3 tháng đầu năm đạt 1,03 tỷ USD, tăng 33,32% so với cùng kỳ năm trước. Xét cơ cầu hàng xuất khẩu, các mặt hàng của việt Nam xuất khẩu sang thị trường này có mức tăng trưởng khá cao bao gồm điện thoại các loại và linh kiện tăng 64,18%; hàng dệt may tăng 61,61%; túi xách, ví, vali, mũ và ôdù tăng 97,65%; sản phẩm từ cao su tăng 58,84%; xăng dầu các loại tăng 187,24%; sản phẩm từ sắt thép tăng 211,51%. Mặt hàng có mức tăng trưởng mạnh nhất là kim loại thường tăng 337,86% so với 3 tháng cùng kỳ năm trước.

Thương vụ Việt Nam tại Hong Kong cho hay, Hong Kong đứng đầu thế giới về tự do mậu dịch và thu hút đầu tư nước ngoài nhờ có môi trường pháp lý thuận lợi trong việc giải quyết tranh chấp về các vấn đề khác nhau.

Hiện Hong Kong có khoảng 1.200 luật gia, 6.000 luật sư tư vấn, 1.400 luật sư nước ngoài đăng kí hành nghề; khoảng 816 doanh nghiệp luật đang hoạt động, trong đó có 71 doanh nghiệp luật nước ngoài và cung cấp luật sư từ nhiều quốc gia khác nhau trên giới thế giới. Hong Kong có thể đáp ứng mọi nhu cầu về pháp lý và trọng tài không chỉ theo luật pháp của Hong Kong mà còn theo thông lệ quốc tế. Đây được xem là thị trường đảm bảo độ tin cậy cho hàng xuất khẩu Việt Nam.

Thương vụ lưu ý, thời gian qua, một số thương nhân, doanh nghiệp Việt Nam mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho đối tác Hồng Kông đã bị phía đối tác lừa đảo, không trả tiền.

Để khai thác tốt thị trường Hong Kong, các doanh nghiệp cần kiểm tra tư cách pháp nhân và tình trạng tín dụng, khả năng giao hàng và uy tín của đối tác trước khi giao dịch ký kết hợp đồng, cần thận trọng và nắm vững thông tin về các đối tác trước khi đặt quan hệ làm ăn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên trực tiếp gặp gỡ, ký kết hợp đồng với đối tác, kiểm tra kỹ các loại văn bản, giấy tờ mà phía đối tác cung cấp; hạn chế sử dụng các hình thức thanh toán nhiều rủi ro như chuyển tiền bằng điện (TTR), nhờ thu (D/A, D/P), hạn chế hoặc không ứng trước tiền hàng với giá trị lớn; nên sử dụng các hình thức thanh toán có độ an toàn cao hơn như thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C at sight).

Doanh nghiệp cũng cần cảnh giác trước những chào hàng giá rẻ “bất ngờ”, các điều kiện giao hàng, thanh toán dễ dãi và những đối tác cho địa chỉ không rõ ràng, chỉ sử dụng điện thoại di động, email trong giao dịch.

Hùng Cường

công thương

Các tin tức khác

>   Nông nghiệp Việt Nam không thể “nhỏ và đẹp” mãi được (15/05/2014)

>   Yêu cầu doanh nghiệp xăng, dầu giữ giá bán (15/05/2014)

>   Dự thảo Luật Đầu tư: "Quy định quá chung, sẽ bị vô hiệu hóa" (15/05/2014)

>   Lo lắng hình ảnh môi trường đầu tư đang xấu đi (15/05/2014)

>   TP.HCM cam kết đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư nước ngoài (15/05/2014)

>   Toyota Việt Nam “cán đích” dẫn đầu số xe bán ra tháng Tư (15/05/2014)

>   Bán hàng đa cấp không được kinh doanh theo mô hình kim tự tháp (15/05/2014)

>   Hội chứng “nghiện dự án” (15/05/2014)

>   Hải quan sai sót, doanh nghiệp mất tiền tỉ (15/05/2014)

>   Doanh nghiệp Việt chỉ đầu tư 0,3% doanh thu để đổi mới công nghệ (15/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật