Thứ Bảy, 03/05/2014 14:11

DN xe máy: Quan ngại khó phát triển

Chỉ tính riêng 5 DN trong Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), sản xuất đã tới 5 triệu xe/năm. Ngành công nghiệp sản xuất xe máy đã thực sự lớn mạnh. Tuy nhiên, sản xuất xe máy đang lo ngại bởi một số cơ chế, chính sách có thể hạn chế sự phát triển của ngành công nghiệp này.

Nội địa hóa trên 90%

Tính đến tháng 2/2014, tổng số xe máy đăng ký trên cả nước đã đạt con số 39 triệu xe. Theo đại diện của VAMM, ngành công nghiệp xe máy Việt Nam đã phát triển vững mạnh, có vị thế trên thế giới và đóng góp rất lớn vào sự phát triển của ngành cơ khí, từ chỗ lắp ráp là chủ yếu đến nay đã chuyển sang sản xuất và lắp rắp với tỷ lệ nội địa hóa trên 90% cho hầu hết các sản phẩm

Xét về sản lượng, ngành công nghiệp xe máy Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 4 trên thế giới sau Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia.

Tuy nhiên, VAMM cũng cho rằng, ngành công nghiệp xe máy nói chung đang gặp một số bật cập trong chính sách thuế hiện nay đối với phụ tùng xe máy. Đơn cử, một số phụ tùng trong nước chưa sản xuất được nhưng bắt buộc phải nhập khẩu ngoài ASEAN thì lại chịu thuế suất cao. Biểu thuế xuất nhập khẩu chưa chi tiết, rõ ràng... Những vướng mắc này không chỉ dẫn đến khó cạnh tranh về giá với các nước trong ASEAN mà còn không khuyến khích sản xuất trong nước. “Sự không thống nhất của chính sách thuế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu tăng tỉ lệ nội địa hóa và giảm lợi thế xuất khẩu của các sản phẩm của ngành công nghiệp xe máy”- đại diện VAMM nhận định.

Năm 2013, sản lượng xe máy của VAMM đạt 2,7 triệu chiếc, chiếm 96% thị trường xe máy Việt Nam. Các doanh nghiệp của VAMM đã xuất khẩu 265.000 xe máy nguyên chiếc và hàng trăm nghìn bộ linh kiện phụ tùng xe máy sang nhiều quốc gia.

Những đề xuất gợi mở

Các DN sản xuất xe máy cho rằng, để phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển của ngành cơ khí Việt Nam trong tương lai, Chính phủ cần rà soát và lấy ý kiến DN trong việc xây dựng biểu thuế xuất nhập khẩu phù hợp nhằm bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước.

Chính phủ cũng cần lấy ý kiến DN và có lộ trình thích hợp trong triển khai Quyết định số 356/2013/QĐ-TTg về Quy hoạch phát triển giao thông đường bộ đến 2020, tầm nhìn 2030, nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước, cộng đồng và DN. Quyết định 356/2013/QĐ-TTg có đề cập tới việc số lượng xe máy sẽ hạn chế ở mức 36 triệu chiếc vào năm 2020, trong khi thực tế tính đến cuối năm 2013 con số đăng ký xe máy tại Việt Nam đã là 39 triệu chiếc.

Một đề xuất nữa được VAMM đưa ra có liên quan đến dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi với quy định “Chính phủ quy định về danh mục sản phẩm thu gom, phương thức thu hồi, tỷ lệ thu hồi, thời gian thu hồi và các nội dung khác có liên quan”. Tuy nhiên, các DN sản xuất xe máy cho biết, trên thực tế, nếu thực hiện thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ thì tỷ lệ thu hồi sẽ phụ thuộc vào người tiêu dùng chứ không phải DN sản xuất. Người tiêu dùng là người trực tiếp sử dụng sản phẩm nên nếu họ không chịu nộp các sản phẩm cũ cho DN mà tiếp tục sử dụng hoặc bán lại cho người khác, thì DN sản xuất không thể thu hồi được sản phẩm thải bỏ.

“Trong trường hợp Chính phủ quy định về tỷ lệ thu hồi sản phẩm thải bỏ mà DN không đạt được tỷ lệ quy định thì DN sẽ phải nộp một số tiền (cũng giống như bị phạt), nhưng nguyên nhân của việc không đạt lại do người tiêu dùng”- đại diện VAMM nói.

Thùy Linh

Công Thương

Các tin tức khác

>   Luật doanh nghiệp: Sửa đổi để doanh nghiệp phát triển (03/05/2014)

>   Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu của “ông lớn” thủy sản (03/05/2014)

>   Chúng ta vẫn đang do dự đi theo thị trường (03/05/2014)

>   Nhập khẩu ô tô tăng mạnh (02/05/2014)

>   Sao không thể thân thiện với doanh nghiệp? (02/05/2014)

>   Mỹ, Nhật đạt bước tiến quan trọng trong đàm phán TPP (02/05/2014)

>   Các tỉnh phía Nam: Duy trì xuất siêu (02/05/2014)

>   Nông nghiệp Việt Nam đang “tự giẫm chân mình” (02/05/2014)

>   Đặc khu kinh tế: “Nhanh không mất thời cơ” (01/05/2014)

>   Ngành thép Việt Nam: Khi nào mới thoát được khó khăn? (01/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật