Thứ Năm, 15/05/2014 11:48

Chuyên gia Nhật Bản nói gì về triển vọng chứng khoán Việt Nam sau 2 phiên hoảng loạn?

Chỉ số VN-Index đã hai lần vượt mốc 600 điểm - mức tăng khoảng 30% so với đầu năm 2013. Tuy có sự suy giảm tạm thời, nhưng xu hướng tăng trong cả năm có thể vẫn được duy trì, nhiều khả năng chu kỳ tăng sẽ kéo dài đến năm 2015-2016, chuyên gia Imai Masayuki (Nhật Bản) chia sẻ.

Thị trường chứng khoán Việt Nam rất sôi động trong thời gian qua đã thu hút sự chú ý của giới đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản. Tính đến nay, TTCK Việt Nam đã có khoảng 6,700 nhà đầu tư cá nhân Nhật Bản mở tài khoản, chiếm 43% trên tổng số nhà đầu tư cá nhân nước ngoài đang rót tiền vào Việt Nam. Ngoài ra còn có khoảng 140 nhà đầu tư tổ chức lớn đến từ Nhật Bản, chiếm 6% tổng số tài khoản nhà đầu tư tổ chức (Theo thống kê của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam - tháng 5/2014).

Bài khuyến nghị đầu tư chứng khoán Việt Nam của chuyên gia Imai đăng trên tạp chí Money Post của Nhật Bản (2014)

Mới đây, người viết có cuộc phỏng vấn riêng với chuyên gia phân tích chứng khoán Imai Masayuki để tìm hiểu thêm về thị trường chứng khoán Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản.

Tại Nhật Bản, chuyên gia phân tích chứng khoán Imai Masayuki đã dự đoán chính xác sự bùng nổ của nhiều mã cổ phiếu Việt Nam như Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS), Tập đoàn Hòa Phát (HPG), Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD),... Imai là nhân vật thường xuyên xuất hiện trên truyền hình và các tờ báo kinh tế lớn tại Tokyo để đưa ra nhận định phân tích về triển vọng chứng khoán Việt Nam. Những phân tích bình luận của ông được giới đầu tư Nhật Bản đánh giá rất cao.

Ông nghĩ gì về triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2014 ?

Về cơ bản thị trường đã bước vào xu hướng tăng. Chỉ số VN-Index đã hai lần vượt mốc 600 điểm - mức tăng khoảng 30% so với đầu năm 2013. Tất nhiên sẽ có sự suy giảm ngắn hạn tạm thời, nhưng xu hướng tăng trong cả năm có thể vẫn sẽ được duy trì. Tôi tin rằng nhiều khả năng chu kỳ tăng sẽ kéo dài đến năm 2015-2016 .

Theo ông, lý do chứng khoán Việt Nam tăng điểm là gì?

Có 3 yếu tố giúp chứng khoán Việt Nam tăng điểm, đó là: Sự hồi phục của nền kinh tế và doanh nghiệp, sự ổn định của đồng nội tệ, quy chế đầu tư được nới lỏng.

Thứ nhất là sự hồi phục của nền kinh tế và doanh nghiệp. Các chỉ số kinh tế quan trọng như CPI (chỉ số phản ánh sự biến động giá cả) tương đối ổn định, PMI (chỉ số phản ánh sức khỏe của của khu vực sản xuất) được cải thiện. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất cũng có nhiều điểm sáng, rất tích cực trong việc chi trả cổ tức cho cổ đông.

Thứ hai là sự ổn định của đồng nội tệ. Hoạt động thương mại tiến triển khả quan, dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng. Hiện nay VND là đồng tiền ổn định nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Và cuối cùng là quy chế đầu tư được nới lỏng. Chính phủ Việt Nam đang phát đi nhiều thông điệp mời gọi nhà đầu tư quốc tế như đề xuất nới room (tăng tỷ lệ được phép sở hữu cổ phiếu) cho nhà đầu tư nước ngoài từ 49% lên 60%, góp nhần tiếp thêm sinh khí cho chứng khoán Việt Nam. Nhìn lại 2 lần nới room trong quá khứ, chỉ số VN-Index đã tăng gấp đôi mỗi khi quyết định nới room được thực hiện. Ngoài ra, tôi đánh giá cao quyết định của Ủy ban Chứng khoán khi vừa cho phép các công ty chứng khoán nước ngoài được sử dụng tài khoản tổng (đại diện cho các nhà đầu tư quốc tế) để đồng thời đặt lệnh mua, bán cùng một cổ phiếu trong cùng phiên. Những chính sách nới lỏng này giúp hoạt động giao dịch diễn ra thuận lợi hơn, nhờ đó dòng tiền quốc tế chảy vào dễ dàng hơn.

Chứng khoán Việt Nam được tiếp thêm sức sống sau 2 lần nới Room nước ngoài trong quá khứ

Tôi tin rằng với 3 yếu tố hỗ trợ như trên, thị trường nếu có giảm điểm thì cũng chỉ là điều chỉnh tạm thời trước khi vào đợt tăng giá mới.

Vậy lý do nào khiến chứng khoán Việt Nam giảm điểm trong tạm thời?

Lý do nằm ở chỗ đề xuất nới room (yếu tố 3) được nhà đầu tư trong nước và quốc tế rất kỳ vọng, nhưng thời điểm chính thức thực hiện vẫn còn bị bỏ ngỏ. Điều này khiến đa số nhà đầu tư trở nên sốt ruột, mất kiên nhẫn, và dần dần đánh mất niềm tin.

Theo ông, việc Trung Quốc gây hấn ở biển đông có tác động như thế nào?

Cú sốc lần này khiến thị trường phản ứng tiêu cực trong một thời gian. Nhưng xét về dài hạn, căng thẳng chủ quyền chưa chắc sẽ tác động nhiều đến nền kinh tế và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện nay, các công ty Nhật Bản dần rút khỏi Trung Quốc và chọn Việt Nam làm điểm đến tiếp theo. Tôi tin rằng nếu Việt Nam cũng mở cửa làm bạn với thế giới, bắt tay hợp tác chặt chẽ với Nhật, Mỹ,... để tiếp nhận vốn, kỹ thuật, sự hậu thuẫn của các nước này thì chỉ trong vòng 10 năm nhất định Việt Nam sẽ hóa rồng.

Hiện nay ông đang quan tâm đến những mã cổ phiếu và ngành nào của Việt Nam?

Nói một cách ngắn gọn, tôi quan tâm đến cổ phiếu của những công ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm “thông minh”, có giá trị gia tăng (Value Added) cao.

Tôi đặc biệt chú ý đến cổ phiếu của Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS). vì nhiều yếu tố: thị phần cao, nắm quyền chi phối giá bán, kết quả kinh doanh tốt, luôn tích cực trả cổ tức cho nhà đầu tư,…

Trên kênh truyền hình chứng khoán phát sóng hàng tuần tại Tokyo, tôi đã liên tục khuyến nghị các nhà đầu tư Nhật Bản mua cổ phiếu GAS kể từ lúc công ty này niêm yết trên sàn HOSE (tháng 5/2012), và kết quả hiện nay như bạn thấy đấy, GAS đã không làm chúng tôi thất vọng.


Cổ phiếu GAS tăng 170% sau 2 năm lên sàn cHOSE

Ngoài ra, tôi còn tích cực giới thiệu các cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD), Tập đoàn Hòa Phát (HPG), Vinamilk (VNM), Dược Hậu Giang (DHG), Cao su Đà Nẵng (DRC), FPT (FPT),… cho nhà đầu tư Nhật Bản.

Chuyên gia Imai đến thăm các doanh nghiệp Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư

Ông có nhắn gửi điều gì đến người Việt hay không?

Giữa cuối tháng 5 này tôi sẽ lại đến Việt Nam để thăm một cố công ty mà tôi cho là có triển vọng tăng trưởng trong tương lai.

Tôi yêu Việt Nam và tha thiết mong muốn một ngày nào đó đất nước của bạn sẽ trở nên giàu mạnh. Bản thân tôi chỉ có thể đóng góp công sức bằng cách kêu gọi thật nhiều nhà đầu tư Nhật rót vốn vào Việt Nam, còn kết quả ra sao là tùy thuộc vào “hành động” của các bạn.

Trong chuyến đi này, nhất định tôi sẽ tận dụng thời gian để đi khắp phố phường, trải nghiệm văn hóa, cuộc sống, đặc biệt là thưởng thức các món khoái khẩu "phở" và "cơm bình dân". Tôi rất muốn kết bạn với mọi nguời. Nếu các bạn nhìn thấy tôi trên đường thì đừng ngần ngại gọi tôi nhé!

Xin cám ơn và chúc ông một chuyến đi tốt đẹp!

Akira Lê

------------------------

* Ông Imai Masayuki: Là chuyên gia về kinh tế - chứng khoán Việt Nam, thường xuyên xuất hiện trên các kênh truyền hình chứng khoán (StockVoiceTV), tạp chí đầu tư (Nikkei Veritas, Diamond ZAI, MoneyPost,…), website tài chính (Yahoo!Finance, MorningStar, ...) của Nhật Bản.

* Ông Akira Lê: Là thành viên của Hiệp hội kinh doanh Chứng khoán tại Nhật Bản, hiện đang ở Tokyo, chuyên quảng bá cổ phiếu Việt Nam tại Nhật Bản, góp phần kêu gọi nhà đầu tư Nhật rót vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Công lý

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 15/05: Chưa vội lạc quan (14/05/2014)

>   Ngày 15/05: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (15/05/2014)

>   Góc nhìn 14/05: Thận trọng với lướt sóng (13/05/2014)

>   Góc nhìn 14/05: Thận trọng với lướt sóng (13/05/2014)

>   Ngày 13/05: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (13/05/2014)

>   Góc nhìn 13/05: Khó lường trong ngắn hạn? (12/05/2014)

>   Ông Tống Minh Tuấn (VCBS): Cơ hội tốt! (12/05/2014)

>   Ông Nguyễn Hữu Bình (IVS): Có bàn tay đánh xuống? (12/05/2014)

>   Bà Quách Thùy Linh (VCBS): Tiếp tục áp lực biển Đông và margin (12/05/2014)

>   Cổ phiếu bất động sản vào tầm ngắm? (13/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật