Chủ Nhật, 11/05/2014 10:30

Chống chuyển giá: Khó khăn từ cơ quan Thuế

Theo Ban Cải cách - Tổng cục Thuế, ngành Thuế chưa được trao thẩm quyền điều tra, trong khi đó quản lý chuyển giá là lĩnh vực khó, đòi hỏi CBCC thuế nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, có kỹ năng và quyền lực để thực thi nhiệm vụ.

Nhưng hiện nay hầu hết CBCC thuế làm công tác thanh tra hoạt động chuyển giá chưa được trang bị kiến thức chuyên sâu về kỹ năng thanh tra giá chuyển nhượng nên rất khó để ngăn chặn triệt để các vi phạm về chuyển giá.

Theo nhận định của Tổng cục Thuế, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế với sự khác biệt về thuế suất và chế độ ưu đãi thuế giữa các quốc gia thì vấn đề chuyển giá, tránh thuế không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà xảy ra nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả quốc gia đang phát triển.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn vừa chỉ đạo Tổng cục Thuế xây dựng quy trình thanh tra chuyển nhượng giá trên cơ sở tuân thủ pháp luật thanh tra, pháp luật quản lý thuế và thuế Thu nhập DN. Thời gian hoàn thành và báo cáo Bộ trước 30-5. Ngoài ra, Tổng cục Thuế nghiên cứu trình Bộ Tài chính tổ chức đơn vị thanh tra chuyển nhượng giá ở Tổng cục và các Cục thuế vào tháng 9-2014.

Thanh tra kiểm tra hơn 4.800 DN

Thời gian qua, Tổng cục Thuế đã tập trung thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng đối với các tập đoàn có nhiều DN thành viên; các ngành nghề có dấu hiệu rủi ro lớn về thuế do hành vi chuyển giá của DN liên kết như: Gia công may, các DN đã và đang thực hiện tái cơ cấu có khả năng lợi dụng chuyển giá để tránh thuế. Kết quả, từ năm 2010 đến hết năm 2013, cơ quan Thuế đã thanh tra, kiểm tra 4.857 DN có giao dịch liên kết bị nghi ngờ có hoạt động chuyển giá, đã ra kết luận truy thu 4.200 tỷ đồng, giảm lỗ 11.000 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế GTGT 335 tỷ đồng. Riêng năm 2013, cơ quan Thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra 2.110 DN, đã truy thu, truy hoàn, phạt hơn 988 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế GTGT gần 137 tỷ đồng, buộc các DN phải giảm lỗ hơn 4.192 tỷ đồng.

Ngoài ra, Ban Cải cách - Tổng cục Thuế đã hỗ trợ 17 Cục thuế địa phương thực hiện thanh tra 44 DN, đến nay đã kết thúc thanh tra 12 DN. Dự kiến, sẽ điều chỉnh tăng doanh thu/giảm chi phí là 3.597 tỷ đồng, điều chỉnh giảm số lỗ phát sinh theo kê khai của DN là 476 tỷ đồng, truy thu thuế Thu nhập DN là 187 tỷ đồng, phạt vi phạm hành chính số tiền 12 tỷ đồng.

Hiện nay Việt Nam đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một trong những nội dung quan trọng của Hiệp định này là cơ quan Thuế các nước có trách nhiệm cung cấp thông tin cho nhau phục vụ cho phân tích rủi ro và thanh tra giá chuyển nhượng. Tuy nhiên, theo Ban Cải cách, khó khăn lớn nhất lại nằm ở chỗ vì mục tiêu bảo vệ quyền đánh thuế mỗi quốc gia nên sự phối hợp cung cấp thông tin giữa cơ quan Thuế các nước còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tìm kiếm thông tin để xác định giá thị trường. Hơn nữa việc yêu cầu hai cơ quan Thuế hai nước ngồi lại để trao đổi thông tin cho nhau là không dễ dàng. Khả năng tìm tiếng nói chung thấp, bởi nước nào cũng có tâm lý bảo vệ quyền lợi cho người nộp thuế của nước mình.

Tăng cường quản lý kê khai thông tin DN

để nâng cao hiệu quả trong công tác thanh, kiểm tra các DN có dấu hiệu chuyển giá; cũng như nâng cao năng lực cho đội ngũ CBCC thuế, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đang hợp tác với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam (EU), OECD, Ngân hàng Thế giới (WB) để thực hiện chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho Tổ quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của Tổng cục Thuế và CBCC tại các Cục thuế trực tiếp tham gia quản lý giá chuyển nhượng. Xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu tỷ suất lợi nhuận của các DN độc lập theo từng ngành nghề có rủi ro cao về giá chuyển nhượng làm cơ sở chung cho Cục thuế sử dụng và phân tích rủi ro phục vụ công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá.

Theo Ban Cải cách, các Cục thuế địa phương, nhất là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai cần chủ động tăng cường công tác quản lý kê khai thông tin giao dịch liên kết của các DN nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế; đồng thời tạo cơ sở để cơ quan Thuế thực hiện đánh giá phân tích rủi ro và có biện pháp quản lý kịp thời đối với các DN có hành vi chuyển giá.

Các Cục thuế địa phương phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thuế để tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu về tỷ suất lợi nhuận của các DN độc lập với các lĩnh vực có nhiều DN liên kết hoạt động và có dấu hiệu chuyển giá. Vì đây chính là cơ sở để phục vụ công tác phân tích rủi ro, xây dựng kế hoạch thanh tra và làm căn cứ ấn định thu nhập chịu thuế đối với các DN không tuân thủ nghĩa vụ xác định giá thị trường đối với sản phẩm chuyển giao trong giao dịch liên kết hoặc không kê khai hoặc kê khai thông tin giao dịch liên kết không đúng các quy định. Các Cục thuế chủ động công tác thanh tra giá chuyển nhượng bởi tiến tới việc Tổng cục Thuế chỉ thực hiện việc hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát việc thực hiện mà không trực tiếp thanh tra.

Thu Hằng

Hải Quan

Các tin tức khác

>   Cải tổ ngành đường sắt: Không thể lột xác? (11/05/2014)

>   Hết thời thu hút đầu tư bằng mọi giá (11/05/2014)

>   Phạt bảy doanh nghiệp vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng (11/05/2014)

>   Xuất khẩu cá tra phải theo quy định mới (10/05/2014)

>   Chăn nuôi điêu đứng vì chống dịch yếu kém (10/05/2014)

>   Giá thuốc - ai quản lý? (10/05/2014)

>   4 tháng đầu năm: Da giày xuất khẩu đạt gần 3 tỷ USD, tăng 21,9% (10/05/2014)

>   Năm 2020: Tăng thị phần hàng Việt lên 80% (10/05/2014)

>   “Chiếc bánh” nông sản thời hội nhập (10/05/2014)

>   Trung Quốc chăm mua nguyên liệu thô, ngại đầu tư vào Việt Nam (10/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật