Thứ Tư, 16/04/2014 21:53

Nghề cá Việt Nam: ngổn ngang và manh mún

Bức tranh về nghề cá Việt Nam được trình bày tại Hội nghị chuyên đề về giải pháp và chính sách phát triển thủy sản diễn ra sáng nay, 15-4, tại Đà Nẵng cho thấy một thực trạng đầy những bất cập, ngổn ngang và manh mún.

Nghề khai thác thủy sản còn nhiều hạn chế. Ảnh: Hồng Văn.

Hội nghị này, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, do Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cùng các Bộ ngành trung ương tổ chức.

Đây là hội nghị chuyên đề giữa Chính phủ với các địa phương có biển, có hoạt động nghề cá trong cả nước để cùng nhau bàn nhiệm vụ, giải pháp phát triển thủy hải sản bền vững hơn, hiệu quả hơn, nâng cao đời sống ngư dân, bảo đảm an ninh, an toàn cho ngư dân và gắn với đó là bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Đội tàu yếu kém

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết, tính đến năm 2013, cả nước có 117.998 tàu cá hoạt động khai thác thủy sản; trong đó chỉ có 28.285 tàu có công suất trên 90CV, chiếm chưa đến một phần tư tổng số tàu cá.

Trong khi đó, 99% tàu cá đóng từ vật liệu gỗ; 85-90% tàu cá sử dụng động cơ từ các thiết bị cũ hoặc thiết bị giao thông đường bộ, trang thiết bị bảo quản thô sơ; số tàu công suất thấp (dưới 90CV) khai thác ven bờ còn lớn (chiếm 76,9%)... Nguồn lợi hải sản ven bờ đang suy giảm trong khi sản lượng khai thác xa bờ cũng đã xấp xỉ ngưỡng khai thác bền vững theo dự báo; hiện sản lượng khai thác đạt 2,7 triệu tấn/năm.

Cả nước có gần một triệu lao động nghề cá nhưng chủ yếu là lao động phổ thông và hầu hết chưa được đào tạo nghề; số thuyền trưởng, máy trưởng được tập huấn chỉ mới 30%. Bên cạnh đó, tuy đã hình thành 3.750 tổ, đội sản xuất với 145 nghìn lao động trên biển nhưng do thiếu chính sách hỗ trợ nên mức độ liên kết chưa thực sự chặt chẽ, vẫn còn tình trạng ngư dân sản xuất đơn lẻ, thiếu vốn, không được hỗ trợ khi gặp sự cố trên biển. Ngoài ra, hạ tầng phục vụ khai thác còn nhiều hạn chế, chưa được đầu tư đúng mức, xuống cấp,…dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất.

Cần sự hỗ trợ của Nhà nước

Từ thực trạng nêu trên, Bộ NN-PTNT đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách, như: hỗ trợ ngư dân tham gia khai thác trên các vùng biển xa; hỗ trợ khắc phục rủi ro, thiên tai trên biển; hỗ trợ việc áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt trong thủy sản.

Bộ NN-PTNT đề nghị Chính phủ nghiên cứu, sửa đổi dể tiếp tục thực hiện và nâng cao hiệu quả của một số chính sách về tín dụng để ngư dân đóng mới, hiện đại hóa tàu cá; hỗ trợ trang thiết bị thông tin và giám sát hoạt động của tàu cá trên biển…

Cụ thể, Bộ NN-PTNT đề xuất một gói tín dụng 3.000 tỉ đồng cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất đối với ngư dân cho 28.000 tàu đánh bắt xa bờ với mức vay trung bình 200 triệu đồng/chuyến biển, thực hiện trong 10 năm. Đồng thời hỗ trợ bảo hiểm tàu cá, bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên tàu cá; hỗ trợ đào tạo nhân lực nghề cá; xem xét miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên ngành khai thác để khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực cho khai thác và quản lý khai thác thủy sản.

Khôi Nguyên

thời báo kinh tế sài gòn

Các tin tức khác

>   Sẽ giám sát chặt hoạt động đầu tư của DNNN (16/04/2014)

>   Thương mại điện tử Việt Nam đạt 2,2 tỉ đô-la Mỹ (16/04/2014)

>   Doanh thu thương mại điện tử VN có thể tăng gấp đôi sau 2 năm (16/04/2014)

>   Quý I: Xuất siêu hơn 1,08 tỉ USD (16/04/2014)

>   "Thị trường Việt Nam rất quan trọng với nhà đầu tư Anh" (16/04/2014)

>   Phát triển các khu kinh tế ven biển: Thiếu quy hoạch và tầm nhìn (16/04/2014)

>   Xuất khẩu chè gặp khó với quy định hải quan (16/04/2014)

>   Quản chặt nhà đầu tư (16/04/2014)

>   Muốn ổn định giá, hạn chế nhập sữa ngoại (16/04/2014)

>   Quí 1, mỗi tháng tiêu thụ 10.000 xe ô tô (15/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật