Thứ Tư, 16/04/2014 21:37

Thương mại điện tử Việt Nam đạt 2,2 tỉ đô-la Mỹ

Ước tính doanh số thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2013 lên đến 2,2 tỷ đô-la Mỹ. Đây là con số do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) đưa ra trong báo cáo “Thương mại điện tử Việt Nam năm 2013” vừa được công bố hôm nay, 16-4 tại Hà Nội.

Thương mại điện tử đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Ảnh minh họa: Lazada.vn, một công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực TMĐT. Ảnh: Hà Vân.

Tuy nhiên con số ước tính này được Cục cho biết là do khảo sát 781 người có sử dụng Internet tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM nên có thể độ chính xác không cao. Hiện nay với dân số 90 triệu người, Việt Nam có tỷ lệ dân số sử dụng Internet là 36% trong đó hơn một nửa có tham gia mua sắm trực tuyến.

Số liệu khác của báo cáo cũng cho thấy giá trị mua hàng trực tuyến của những người được khảo sát đạt khoảng 120 đô-la Mỹ gồm các sản phẩm như thời trang, mỹ phẩm (62%), đồ công nghệ và điện tử (35%), đồ gia dụng (32%), vé máy bay (25%)...

Báo cáo dự báo doanh số thương mại điện tử của Việt Nam sẽ đạt trên dưới 4 tỷ đô-la Mỹ vào năm 2015.

Một khảo sát khác của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin trong báo cáo cho thấy hình thức mua sắm trực tuyến của người dân Việt Nam chủ yếu thông qua các website bán hàng và dịch vụ (61%), website mua hàng theo nhóm (51%) và diễn đàn mạng xã hội (45%). Các hình thức mua sắm qua sàn giao dịch điện tử còn thấp (19%), thấp nhất là mua hàng trực tuyến bằng điện thoại di động (6%).

Điểm đặc biệt của thị trường mua sắm điện tử Việt Nam là thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất, đến 74% trong khi thanh toán qua trung gian các website thương mại điện tử chỉ có 8%.

Chính vì thế tổng doanh thu năm 2013 từ 116 sàn giao dịch thương mại điện tử chỉ đạt khoảng 323 tỷ đồng. Nói chính xác thì đây là doanh thu của các sàn này chứ không phải doanh thu bán hàng, trong đó thu phí dựa trên đơn hàng chiếm 22%, thu phí quảng cáo (20%), thu phí thành viên (18%)... Đứng đầu về doanh thu trong số các website này, theo báo cáo là chodientu.vn (29%), tiếp đến là lazada.vn (22%), vatgia.com (15%)...

Một số liệu khác cũng tạo ra sự nghi ngờ về độ chính xác là tổng giá trị giao dịch đấu giá của 10 website tham gia khảo sát chỉ đạt khoảng 5,38 tỷ đồng. Mặc dù hai website hàng đầu là ebay.vn và 5giay.vn chiếm gần hết thị phần (46% và 41%) con số này vẫn quá nhỏ so với thực tế.

Báo cáo có nói rõ số liệu tổng doanh thu của 116 sàn giao dịch thương mại điện tử và 10 website đấu giá trực tuyến là do doanh nghiệp cung cấp.

Nguyễn Vũ

thời báo kinh tế sài gòn

Các tin tức khác

>   Doanh thu thương mại điện tử VN có thể tăng gấp đôi sau 2 năm (16/04/2014)

>   Quý I: Xuất siêu hơn 1,08 tỉ USD (16/04/2014)

>   "Thị trường Việt Nam rất quan trọng với nhà đầu tư Anh" (16/04/2014)

>   Phát triển các khu kinh tế ven biển: Thiếu quy hoạch và tầm nhìn (16/04/2014)

>   Xuất khẩu chè gặp khó với quy định hải quan (16/04/2014)

>   Quản chặt nhà đầu tư (16/04/2014)

>   Muốn ổn định giá, hạn chế nhập sữa ngoại (16/04/2014)

>   Quí 1, mỗi tháng tiêu thụ 10.000 xe ô tô (15/04/2014)

>   Cổ phần hóa DN nhà nước: Nguy cơ "lỡ hẹn" (15/04/2014)

>   Hàng loạt doanh nghiệp FDI chuyển giá, trốn thuế (15/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật