Thứ Ba, 15/04/2014 14:44

Cổ phần hóa DN nhà nước: Nguy cơ "lỡ hẹn"

Theo dự báo của các chuyên gia, nếu cứ tiến độ như hiện nay, mục tiêu cổ phần hóa (CPH) 432 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong 2 năm 2014-2015 sẽ khó cán đích đúng hẹn.

Ông Phạm Viết Muôn - Phó Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương cho biết, quý I/2014, cả nước mới CPH được 13 DN, thặng dư thu về 259 tỷ đồng. Như vậy, nếu không có kế hoạch cụ thể, việc CPH 432 DNNN trong 21 tháng còn lại (bình quân 1 ngày phải thực hiện CPH hơn 1 DN) sẽ rất khó, không cẩn thận sẽ dẫn đến "ùn tắc". Thực tế, việc CPH trong quý I vừa rồi đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu này.

Để giảm tải cho các sàn chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (SSC) đã chỉ đạo, các khoản đấu giá trên 10 tỷ đồng sẽ thực hiện đấu giá điện tử. Các khoản dưới 10 tỷ đồng sẽ đấu giá qua các trung gian tài chính. SSC cũng xây dựng quy trình đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng gắn liền với việc niêm yết để đảm bảo quyền lợi của cổ đông, tránh tình trạng DN trì hoãn niêm yết sau đấu giá.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, 3 năm qua, thị trường chứng khoán suy giảm sâu, tình hình kinh tế, tài chính khó khăn, không thuận lợi cho CPH, thoái vốn. Dù chỉ số giá cổ phiếu đã tăng 30% trong 6 tháng qua, nhưng tổng mức vốn của thị trường chứng khoán vẫn khá nhỏ so với yêu cầu để đảm bảo sự thành công của chương trình CPH. Mặt khác, các đơn vị chưa có động lực và thiếu nguồn lực tài chính để thực hiện tái cơ cấu. Đặc biệt, khi một DNNN được CPH mà lãnh đạo không thay đổi thì các chính sách của DN cũng sẽ không thay đổi. Công tác quản trị DN đổi mới còn chậm. Việc thực hiện công khai, minh bạch thông tin, áp dụng công nghệ thông tin và các công cụ hiện đại trong quản trị DN còn yếu. Hiệu quả hoạt động của các DN chưa cao. Công tác sắp xếp lại lao động còn nhiều vướng mắc, một số tổng công ty, tập đoàn có hàng nghìn lao động dôi dư nhưng chưa giải quyết được nên đang ảnh hưởng đến tâm tư, cuộc sống của người lao động và hiệu quả của DN.

Ngoài ra, các cơ chế, chính sách chưa được ban hành kịp thời, đồng bộ. Các văn bản hướng dẫn như xác định giá trị đất đai, giá trị DN còn bất cập. Nghị quyết số 15/NQ-CP đã cho phép “thoái vốn đầu tư dưới mệnh giá hoặc dưới giá trị sổ sách" nhằm tăng sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư, nhưng đây mới chỉ là định hướng mà chưa có quyết định cụ thể để các DN có cơ sở thực hiện.

Theo ông Nguyễn Văn Ngọc- Phó Bí thư thường trực Đảng ủy khối DN Trung ương, để đẩy nhanh tiến độ CPH, bên cạnh việc sớm hoàn chỉnh hành lang pháp lý thông thoáng, Chính phủ nên nghiên cứu thành lập một cơ quan ngang bộ để thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước, là đầu mối thống nhất quản lý các DNNN và vốn đầu tư nhà nước vào DN. Đồng thời, cho phép các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng mua lại, chuyển nhượng số vốn đầu tư chéo giữa các đơn vị này theo giá trị sổ sách hoặc tự thỏa thuận, chứ không phải đấu giá qua sàn giao dịch chứng khoán, nhằm rút ngắn thời gian thoái vốn. Đối với một số khoản đầu tư ở nước ngoài, đề nghị được thoái vốn cho đơn vị chịu trách nhiệm chính của các dự án này hoặc đơn vị do Chính phủ chỉ định.

Hương Nguyên

công thương

Các tin tức khác

>   Hàng loạt doanh nghiệp FDI chuyển giá, trốn thuế (15/04/2014)

>   Tồn kho trên 700.000 tấn đường (15/04/2014)

>   Ưu tiên vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, khai thác thủy, hải sản (15/04/2014)

>   Đường sắt Việt Nam: Đã đến lúc “đại phẫu” (15/04/2014)

>   Thoái vốn theo lộ trình để tận dụng nhiều nguồn lực (15/04/2014)

>   Làm ăn với DN Trung Quốc: Phải tạo được thế cân bằng (15/04/2014)

>   Hai dự án bô–xít Tây Nguyên: Chắc chắn có lãi? (15/04/2014)

>   Giá phân bón có thể giảm nhẹ (15/04/2014)

>   Thông quan tốn 30-90 ngày sẽ “giết” DN (15/04/2014)

>   Vinacomin sẽ không bán than cho khách nợ quá hạn? (14/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật