Thứ Hai, 28/04/2014 18:10

Góc nhìn 29/04: Thị trường bắt đầu “ngủ đông”?

Theo các Công ty chứng khoán (CTCK), thị trường có thể tiếp tục giao dịch ảm đạm trong phiên giao dịch tới với xu hướng không mấy tích cực.

Tiếp tục giao dịch ảm đạm

CTCK Bảo Việt (BVSC): Để có thể lôi kéo dòng tiền nóng quay trở lại, cả hai chỉ số sẽ cần thêm khoảng thời gian đủ dài để tích lũy hoặc giá cổ phiếu cần phải tiếp tục chiết khấu xuống các mức thấp hơn mới có thể kích thích được sự tham gia mạnh mẽ của dòng tiền.

Tâm lý giao dịch ảm đảm có thể sẽ còn tiếp diễn trong phiên ngày 29/04 do hiệu ứng của kỳ nghỉ lễ. BVSC cho rằng nhà đầu tư vẫn nên duy trì quan điểm thận trọng, tạm thời đứng ngoài quan sát, hạn chế giao dịch trước khi có tín hiệu rõ nét hơn về sự quay trở lại của dòng tiền.

Tín hiệu xấu hơn

CTCK MayBank Kim Eng (MBKE): Từ góc nhìn kỹ thuật, giá đã giảm xuống sau đợt phục hồi không có sự củng cố của thanh khoản. Việc hỗ trợ 565 bị phá vỡ đưa một tín hiệu xấu, trong khi thanh khoản xuống thấp chỉ bằng khoảng 40% so với mức giao dịch trung bình 50 ngày cho thấy dòng tiền đang rút nhanh khỏi thị trường – điều này làm tín hiệu trở nên xấu hơn.

MBKE cho rằng các nhà đầu tư nên tiếp cận thị trường bằng quan điểm thận trọng: nên cắt giảm rủi ro và tạm thời đứng ngoài.

Bắt đầu hình thành đáy

CTCK Ngân hàng MB (MBS): Thị trường đã bắt đầu hình thành đáy ngắn hạn và xu hướng trong thời gian tới sẽ nhiều khả năng đi ngang trong vùng giữa các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ mạnh 600-610 và 550-560.

Ngoài chiến thuật giao dịch ngắn hạn mua thấp bán cao trong các đợt sóng ngắn hạn giảm sâu hoặc hồi phục khi chỉ số nằm tại các vùng điểm giới hạn của kênh đi ngang, MBS cho rằng nhiều cổ phiếu cơ bản tốt phù hợp cho mục tiêu trung và dài hạn đã bắt đầu ở vào mức giá hợp lý. Tuy mới chỉ là mức giá hợp lý và còn có thể giảm tiếp về mức giá hấp dẫn, nhà đầu tư có thể xem xét mua vào dần với số lượng vừa phải.

Tuy nhiên, các quyết định cần được tư vấn để phù hợp về cả mức độ chấp nhận rủi ro, quy mô vốn, thanh khoản, cũng như việc lựa chọn cổ phiếu và ngành phù hợp. MBS đánh giá thị trường tích cực trong trung và dài hạn, tuy nhiên sẽ có nhiều cổ phiếu bị phân hóa và giảm mạnh thời gian tới.

Nhà đầu tư cần theo dõi sát thị trường để tận dụng các sóng giảm sâu tại ngưỡng hỗ trợ để mua vào dần, cho cả mục tiêu ngắn và trung, dài hạn. Tuy nhiên, nếu không có cơ hội thích hợp, nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi, không nên mua đuổi và cần tham khảo các tư vấn và thông tin kỹ lưỡng.

Không quá tiêu cực

CTCK FPT (FPTS): Thị trường chung hiện tại vẫn đang trong giai đoạn bất ổn, ngoài việc chịu tác động mạnh bởi động thái tăng giảm thất thường của các cổ phiếu vốn hóa lớn thì việc dòng tiền đầu cơ vẫn chưa thật sự sẵn sàng tham gia thị trường trở lại cũng khiến cho nỗ lực đánh lên đều gặp khó khăn.

Tuy nhiên, diễn biến đảo chiều với thanh khoản thấp như phiên 28/04 cũng cho thấy không có hiện tượng bán tháo xuất hiện và vì vậy xu hướng chung là không quá tiêu cực, nhiều khả năng xu thế đi ngang, tích lũy sẽ vẫn là diễn biến chính trong thời gian tới.

Theo đó, FPTS tiếp tục bảo lưu khuyến nghị nhà đầu tư duy trì sự thận trọng, chờ đợi những tín hiệu tiếp theo từ thị trường và khối ngoại; giao dịch vẫn cần được hạn chế khi mà chưa xuất hiện yếu tố tích cực đủ mạnh để hình thành xu thế hồi phục thực sự.

Vùng hỗ trợ 550 sẽ bị thử thách

CTCK Ngân hàng Đông Á (DAS): Việc giảm điểm ngay phiên đầu tuần có thể đã làm mất cơ hội hình thành mẫu hình nến Morning Doji Star (trên biểu đồ theo khung thời gian tuần) mà HNX-Index đã có những nền tảng tốt, khi có sự hồi phục khá tốt sau tuần giảm điểm mạnh trước đó. Tương tự, mẫu hình Harami của VN-Index cũng chưa được xác nhận. Các diễn biến này cho thấy cả hai chỉ số sẽ cần tiếp tục có sự tích lũy.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của mẫu hình Dark Cloud Cover trên VN-Index và Bearish Engulfing trên HNX-Index (trên biểu đồ theo khung thời gian ngày) cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến tính bền vững của đợt hồi phục kể từ ngày 22/04.

Tạm thời, cả VN-Index và HNX-Index đều đang được hỗ trợ tốt bởi đường xu hướng của Ichimoku ở vùng 550 và 77.5 điểm. Tuy nhiên, ở vùng hỗ trợ mạnh, nhưng thanh khoản vẫn không có sự cải thiện tích cực, cho thấy khả năng trụ vững ở vùng hỗ trợ này của cả hai chỉ số sẽ bị thử thách trong thời gian tới.

Phương Châu tổng hợp

Công Lý

Các tin tức khác

>   Đầu tư vào đâu khi qua mùa điểm nóng ĐHĐCĐ? (28/04/2014)

>   Góc nhìn 28/04-02/05: Thị trường sẽ còn rung lắc (27/04/2014)

>   Tuần 28/04 – 02/05: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (27/04/2014)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 28/04 - 02/05/2014 (27/04/2014)

>   Góc nhìn 25/04: Giằng co và thanh khoản thấp (24/04/2014)

>   Góc nhìn 24/04: Khối lượng suy giảm và chỉ số chỉ đi ngang (23/04/2014)

>   Góc nhìn 23/04: Tăng đủ dài để “đánh” T3? (22/04/2014)

>   Góc nhìn 22/04: Cơ hội để mở vị thế mua? (21/04/2014)

>   Đón kết quả quý 1, đầu tư vào cổ phiếu nào? (21/04/2014)

>   Phó Tổng KPMG: Cần giúp nhà đầu tư ý thức được tính chất, độ tin cậy của thông tin có trong tay (21/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật