Thứ Tư, 23/04/2014 18:28

Góc nhìn 24/04: Khối lượng suy giảm và chỉ số chỉ đi ngang

Hầu hết các chuyên gia cho rằng thị trường sẽ không có nhiều biến động, kèm theo đó là thanh khoản tiếp tục sụt giảm. Xu hướng đi ngang trong ngưỡng 560-580 chiếm ưu thế.

Đi ngang trong khoảng 560 - 580

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Quan sát diễn biến giao dịch, có thể thấy VN-Index trong phiên 23/04 vẫn được nâng đỡ bởi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhưng nhóm cổ phiếu penny và midcaps đã suy yếu nhanh chóng, ngoài một số mã đầu cơ tiêu biểu vẫn giữ được đà tăng như PVX, ITQ, DLG … thì phần còn lại của thị trường đều đảo chiều giảm giá cuối phiên. Nhìn chung, kịch bản hồi phục của các chỉ số vẫn gặp khó khăn khi lượng cung tiềm ẩn tại các mức giá cao đang khiến cho hoạt động bắt đáy của nhà đầu tư có phần thận trọng hơn.

Trong các phiên cuối tuần, FPTS cho rằng thị trường vẫn sẽ gặp khó khăn ở những ngưỡng kháng cự nhạy cảm, những rung lắc vì thế có thể xuất hiện nhiều hơn với xu hướng chính là đi ngang trong khoảng hẹp 560 – 580 điểm.

Về kỹ thuật, nếu các chỉ số không biến động quá mạnh và diễn biến theo chiều hướng tích lũy trong thời gian tới thì những đánh giá của FPTS về xu hướng trung hạn vẫn là tích cực. Nhà đầu tư vẫn nên duy trì sự thận trọng, chờ đợi những tín hiệu chắc chắn hơn từ thị trường và khối ngoại; việc giải ngân vẫn cần hạn chế, tránh trường hợp mua đuổi giá cao trong các phiên hồi phục kỹ thuật.

Điểm nhấn mốc 574 điểm

CTCK SAIGONBANK BERJAYA (SBBS): VN-Index sụt giảm nhẹ sau khi chỉ số này tiến gần đến mốc kháng cực 574 điểm trong phiên 23/04. VN-Index tạo ra một cây nến Doji chân dài trên đồ thị cho thấy cả bên mua và bên bán đều lưỡng lự trong hoạt động giao dịch. Do đó, khối lượng khớp lệnh tiếp tục sụt giảm xuống 63,15 triệu đơn vị. Nếu thanh khoản trên HOSE không có sự cải thiện, VN-Index sẽ khó tăng điểm trong những phiên tới.

MACD vẫn cho tín hiệu bi quan khi chỉ báo này giảm xuống mức -4,51. Trong khi đó, Stochastic Oscillator vẫn ủng hộ cho sự phục hồi trong ngắn hạn khi bật tăng từ vùng quá bán. Nếu VN-Index vượt qua được kháng cực 574 điểm, chỉ số này có thể hướng tới khu vực 582-585 điểm. Ngược lại, khu vực 550-555 điểm sẽ là hỗ trợ cho VN-Index. Các nhà đầu tư vẫn nên chờ tín hiệu rõ ràng trước khi mua cổ phiếu.

Tiếp tục suy giảm cả điểm số và thanh khoản

CTCK Maritime Bank (MSBS): Sau phiên hồi phục mạnh ngày 22/04 thị trường chứng khoán phiên 23/04 giảm điểm nhẹ. Thanh khoản tiếp tục giảm thể hiện việc dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại thị trường.

Phiên giao dịch ngày mai (24/04), MSBS nhận định thị trường sẽ giảm điểm với thanh khoản vẫn duy trì ở mức thấp và lực bán tăng cao do tâm lý lo sợ của đại đa số nhà đầu tư. MSBS khuyến nghị đây là thời điểm nhà đầu tư nên đứng ngoài theo dõi diễn biến thị trường, chờ đợi cơ hội giải ngân thích hợp sắp tới. Đối với những nhà đầu tư giá trị, MSBS cho rằng vẫn có thể xem xét mua vào đối với những cổ phiếu cơ bản tốt, có sẵn trong danh mục đầu tư.

Chưa có xu hướng rõ nét

CTCK Ngân hàng Đông Á (DAS): Diễn biến giá trong 2 phiên giao dịch gần đây đã hình thành mẫu hình nến Harami trên cả VN-Index và HNX-Index, cho thấy tâm lý khá lưỡng lự của nhà đầu tư sau một phiên tăng điểm mạnh.

Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch đã quay trở lại với xu hướng giảm và ngày cảng rời xa so với mức bình quân 20 phiên giao dịch gần đây, khi chỉ đạt khoảng 50% trên VN-Index và 70% trên HNX-Index.

Vùng giá của VN-Index và HNX-Index cũng đều đang chuyển động trong vùng mây Kumo, cho thấy xu hướng biến động sắp tới của cả hai chỉ số sẽ chưa rõ nét.

Thanh khoản thấp là rủi ro của thị trường

CTCK MB (MBS): Sau những giằng co gần tham chiếu giữa phiên thì lực mua yếu hẳn đi kéo theo cả hai chỉ số kết thúc cùng giảm điểm. Thanh khoản thấp đang là rủi ro đáng lo ngại của thị trường. Điều đó cho thấy dòng tiền lớn vẫn đang đứng ngoài quan sát thị trường, rủi ro thị trường ở mức cao khi không có xu hướng rõ ràng nào và thay đổi có thể diễn ra rất nhanh. Thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư vẫn có thể thăm dò vùng đáy cũng như mua dần cho các mục tiêu đầu tư trung và dài hạn nếu ở vùng giá hợp lý, tuy nhiên nhà đầu tư cần ý thức được rủi ro thị trường, và chỉ mua vào với khối lượng vừa phải, cũng như không nên sử dụng đòn bẩy tài chính.

MBS cho rằng các chiến lược đầu tư ngắn hạn là phù hợp hơn trong giai đoạn hiện tại của thị trường. Nhà đầu tư có thể áp dụng chiến lược mua thấp – bán cao, mua khi thị trường xuất hiện các đợt giảm, bán khi thị trường phục hồi, đặc biệt đối với các cổ phiếu đang có sẵn trong danh mục để có thể linh hoạt về thời gian ra – vào.

Duy Hoàng tổng hợp

công lý

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 23/04: Tăng đủ dài để “đánh” T3? (22/04/2014)

>   Góc nhìn 22/04: Cơ hội để mở vị thế mua? (21/04/2014)

>   Đón kết quả quý 1, đầu tư vào cổ phiếu nào? (21/04/2014)

>   Phó Tổng KPMG: Cần giúp nhà đầu tư ý thức được tính chất, độ tin cậy của thông tin có trong tay (21/04/2014)

>   Góc nhìn 21-25/04: Điều chỉnh do áp lực Margin Call? (20/04/2014)

>   Tuần 21 - 25/04: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (20/04/2014)

>   Adam Khoo: Muốn có lợi nhuận cao, hãy đầu tư ngắn hạn (18/04/2014)

>   Góc nhìn 18/04: Tăng thêm phiên nữa? (17/04/2014)

>   Góc nhìn 17/04: Hồi kỹ thuật hay tiếp tục lao dốc? (16/04/2014)

>   Thị trường lao dốc vì “bầu” Kiên? (16/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật