Thứ Hai, 07/04/2014 15:43

Bộ mong 300.000 tỷ đồng “xã hội hóa” để làm hạ tầng

Bộ Giao thông Vận tải vừa chính thức công bố một bản dự thảo báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.

Văn bản này đã hé lộ nhiều số liệu quan trọng về thu hút vốn đầu tư cho hạ tầng trong thời gian qua, đồng thời đặt ra nhiều mục tiêu tham vọng trong thời gian tới.

Vốn khủng cho hạ tầng sẽ trông đợi nhiều vào vốn xã hội hóa thông qua PPP, BOT, BT

Theo Bộ Giao thông Vận tải, nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông theo mục tiêu của Nghị quyết là rất lớn, như giai đoạn 2011 - 2015 cần tới 480.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, tỉ lệ vốn đầu tư xã hội so với GDP đã giảm từ trên 40% năm 2010 xuống dưới 30% năm 2013, vốn ngân sách dành cho ngành rất hạn chế, chỉ đạt 20% so với nhu cầu vốn cho giai đoạn 2011 - 2015.

Trong điều kiện đó, Bộ cho biết ngành giao thông đã đặc biệt chú trọng huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách theo các hình thức BOT, PPP... để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách, tìm hướng đi mới cho đầu tư hạ tầng giao thông.

Đến nay, đã thu hút được gần 117.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 48 dự án BOT, chưa kể nguồn huy động của VEC khoảng 55.751 tỷ đồng.

Nhiều dự án được chuyển đổi từ vốn Nhà nước sang đầu tư BOT, trong khi nhiều dự án BOT và BT khác cũng đang được triển khai đầu tư.

Dự kiến năm 2014 và 2015 sẽ tiếp tục huy động ngoài ngân sách khoảng 110.000 tỷ đồng để tập trung đầu tư các tuyến cao tốc, quốc lộ; đồng thời cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách cho các dự án thuộc lĩnh vực hàng không, hàng hải, đường sắt, đường sông.

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ, đến tháng 12/2013, ngành giao thông đã tiết giảm được 35.517 tỷ đồng tổng mức đầu tư. Trong 3 năm 2011-2013, đã khởi công 119 công trình, hoàn thành 113 công trình do Bộ quản lý; thực hiện, giải ngân các nguồn vốn khoảng 121.236 tỷ đồng.

Trong khi đó, theo kế hoạch hoạt động cho giai đoạn 2016-2020, ngành giao thông sẽ huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Trong giai đoạn này, tổng nhu cầu vốn đầu tư ước tính là 826.709 tỷ đồng, trong đó dự kiến nguồn ngân sách nhà nước là 167.314 tỷ đồng và nguồn trái phiếu Chính phủ là 33.594 tỷ đồng.

Các dự án chưa xác định được nguồn là 625.801 tỷ đồng và để giải quyết nhu cầu vốn này, sẽ cần có giải pháp để tiếp tục huy động vốn. Theo đó, dự kiến sẽ phát hành trái phiếu chính phủ bổ sung để hoàn thành các dự án trái phiếu chính phủ đã bố trí vốn nhưng còn thiếu vốn khoảng 54.000 tỷ.

Đồng thời, sẽ đẩy mạnh huy động vốn ngoài ngân sách để phấn đấu thu hút được khoảng 300.000 tỷ. Còn lại 271.801 tỷ chưa có khả năng thu xếp vốn, Bộ Giao thông đề nghị Nhà nước cho bổ sung từ nguồn vượt thu, giảm chi ngân sách nhà nước từng năm để bố trí.

Anh Minh

vneconomy

Các tin tức khác

>   Tranh chấp căn hộ 584 tại TPHCM: “Cuộc chiến” giành từng mét chung cư (07/04/2014)

>   Bầm dập mua căn hộ chung cư (07/04/2014)

>   Có nên giao dịch qua sàn bất động sản? (07/04/2014)

>   Dấu hỏi lớn về các dự án bất động (06/04/2014)

>   Thêm 10.000 căn hộ xin chuyển sang nhà xã hội (06/04/2014)

>   ĐHĐCĐ C21: Trở lại đầu tư bất động sản sau 5 năm tạm dừng (05/04/2014)

>   Cần xem lại chính sách nhà ở công vụ (05/04/2014)

>   Công bố quy hoạch xây dựng vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030 (04/04/2014)

>   MIC Thái Nguyên “lật kèo” bồi thường bảo hiểm xây dựng? (04/04/2014)

>   VPH: Lãi ròng "hụt" gần một nửa sau kiểm toán (04/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật