Thứ Hai, 24/03/2014 06:43

Giảm lãi suất, ai vay?

Việc Ngân hàng Nhà nước giảm trần lãi suất huy động có thể sẽ không tác động nhiều đến thị trường.

Tính đến ngày 13.3, tín dụng vẫn tăng trưởng ở mức âm 1,05% so với cuối năm 2013, trong khi huy động vốn vẫn tiếp tục tăng mạnh đến 1,92%. Có lẽ đó là lý do mới đây Ngân hàng Nhà nước đã quyết định cắt giảm trần lãi suất huy động.

Theo đó, lãi suất của các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 7%/năm xuống còn 6%/năm; lãi suất có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1,2%/năm xuống còn 1%/năm. Riêng lãi suất có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên tiếp tục do các tổ chức tín dụng tự thỏa thuận. Bên cạnh đó, các lãi suất trên thị trường mở, thị trường liên ngân hàng cũng tiếp tục xu hướng giảm. Các mức lãi suất liên quan đến các thị trường giao dịch vốn này đều có mức giảm 0,5 điểm phần trăm.

Đây là đợt giảm lãi suất đầu tiên trong năm 2014 và cũng là đầu tiên trong gần 9 tháng qua. Mặt bằng lãi suất hiện được đánh giá là thấp nhất trong 4 năm qua.

Quyết định giảm tiếp lãi suất cũng là điều dễ hiểu khi kinh tế vĩ mô đã dần ổn định, lạm phát giảm xuống mức thấp nhất (khoảng 6%), trong khi nguồn vốn ngân hàng lại đang dồi dào. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là việc giảm lãi suất này có giúp doanh nghiệp tiếp cận được vốn và liệu lãi suất cho vay có giảm tương ứng với mức giảm của lãi suất huy động.

Trên thực tế, một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn như VietinBank, Vietcombank, Agribank đã chủ động giảm lãi suất huy động ở các kỳ hạn ngắn xuống quanh mức 6-7%/năm vài tháng trước khi Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định giảm lãi suất.

Hiện tại, lãi suất huy động của khối ngân hàng quốc doanh chỉ dao động từ 5-5,5%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng và dưới 6,5%/năm đối với kỳ hạn 6-12 tháng, tức thấp hơn mức trần đặt ra lần này của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, Công ty Chứng khoán Bảo Việt cho rằng quyết định giảm lãi suất sẽ không ảnh hưởng nhiều đến nhóm ngân hàng lớn này.

Còn Công ty Chứng khoán Vietcombank thì cho rằng lãi suất huy động giảm sẽ ít có tác động đến thị trường. Lý do là các doanh nghiệp tốt, đáp ứng đủ yêu cầu của ngân hàng thì hầu hết đều đã được hưởng mức lãi suất khá thấp, quanh mức 7-8%/năm. Còn các doanh nghiệp khác thì vẫn chưa có nhu cầu vay vốn vì còn gặp khó khăn do sức cầu chỉ hồi phục ở mức vừa phải, hoặc muốn vay nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng.

Thiên Phong

Nhịp cầu đầu tư

Các tin tức khác

>   Cần nhưng chưa đủ? (23/03/2014)

>   Đã xuất hiện gói tín dụng 50,000 tỷ đồng cho bất động sản (22/03/2014)

>   Bỏ trần lãi suất huy động là hợp lý (22/03/2014)

>   Những cục tiền ngàn tỷ "đầy ám ảnh" của ACB nay ra sao? (21/03/2014)

>   VietinBank: Chi nhánh Vân Đồn chính thức đi vào hoạt động (21/03/2014)

>   Kỳ vọng từ đột phá chính sách (21/03/2014)

>   Ngân hàng Nhà nước đã làm gì với gói 30 nghìn tỷ? (21/03/2014)

>   Vạn Thịnh Phát rút khỏi Ngân hàng SCB? (21/03/2014)

>   Vietcombank đầu tư dài hạn gần 2,100 tỷ đồng vào 4 nhà băng (21/03/2014)

>   Giới hạn cuối của lãi suất (21/03/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật