Vạn Thịnh Phát rút khỏi Ngân hàng SCB?
ĐHĐCĐ thường niên năm 2014 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) diễn ra tại TPHCM ngày 17/03 rất đáng chú ý khi cả Chủ tịch Nguyễn Thị Thu Sương và Phó Chủ tịch Trầm Thích Tồn cùng xin từ nhiệm.
* Trực tuyến ĐHĐCĐ Ngân hàng SCB: Chủ tịch và Phó đều xin từ nhiệm
Điểm đặc biệt, cả hai vị đứng đầu SCB từ nhiệm đều là những nhân vật đến từ nhóm Vạn Thịnh Phát. Trước khi qua SCB, bà Sương và ông Tồn cùng nắm những chức vụ quan trọng tại CTCP Đầu tư Vạn Thịnh Phát và CTCP Đại Trường Sơn (nay được đổi tên thành CTCP Tập đoàn Saigon Penissula, là một trong nhóm các công ty liên kết của Vạn Thịnh Phát).
Tuy nhiên, liệu có phải Vạn Thịnh Phát đã rút khỏi SCB khi hai nhân vật “chóp bu” cùng về ở ẩn?
Dường như thế cờ vẫn chưa hé lộ sự thay đổi bởi bà Sương tuy từ nhiệm Chủ tịch HĐQT nhưng có thể vẫn ở lại SCB với vai trò mới là cố vấn HĐQT. Một vị trí tưởng chừng chỉ mang tính chất hỗ trợ nhưng thực tế thời gian qua lại có sức nặng không thua kém HĐQT như thường thấy tại các ngân hàng.
Trong khi đó, hai nhân vật được bầu bổ sung vào HĐQT thay thế là vị Tổng giám đốc đương nhiệm Võ Tấn Hoàng Văn và ông Tạ Chiêu Trung.
Theo thông tin trên website Việt Vĩnh Phú, công ty này được thành lập vào năm 2005 với vốn điều lệ 1,100 tỷ đồng, chuyên đầu tư tài chính tập trung vào ngân hàng, chứng khoán, bất động sản và quản lý danh mục đầu tư. Việt Vĩnh Phú có 3 cổ đông góp vốn là ông Tạ Chiêu Trung, bà Đặng Thị Xuân Hồng và ông Phan Vĩ Dân. Trong đó phần lớn vốn thực góp thuộc về bà Hồng với 788 tỷ đồng. |
Tiểu sử của ông Võ Tấn Hoàng Văn khá đơn giản khi bước vào SCB thì chỉ có một địa chỉ duy nhất tại Ernst & Young Việt Nam. Còn ông Tạ Chiêu Trung tuy bây giờ mới gia nhập vào SCB nhưng lại không mấy xa lạ. Ông chính là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Việt Vĩnh Phú – cổ đông tổ chức lớn của SCB đã lâu.
Trước ông Trung, bà Đặng Thị Xuân Hồng và ông Phan Vĩ Dân – những thành viên đến từ Việt Vĩnh Phú – cũng đã từng “ngồi” trong HĐQT của SCB. Trong đó, ông Phan Vĩ Dân làm đại diện vốn cho Việt Vĩnh Phú chính thức từ nhiệm từ kỳ ĐHĐCĐ năm 2012 với thành viên khác thay thế làm đại diện là ông Lam Lee G. Khi đó Việt Vĩnh Phú đang đứng tên sở hữu 10% vốn của SCB sau sáp nhập.
Ông Lam Lee G chính là Chủ tịch Phụ trách khu vực Đông Dương của Macquarie Capital. Cổ đông đang nắm hơn 14% vốn SCB tính đến nay và ngân hàng này hiện cũng đang có kế hoạch tăng vốn cấp 2 bằng nguồn uỷ thác từ nước ngoài mà theo thông tin chia sẻ từ Tổng giám đốc Võ Tấn Hoàng Văn thì dự kiến cũng sẽ có sự thamgia của Macquarie Capital.
Danh sách HĐQT của SCB hiện nay
Vạn Thịnh Phát giàu cỡ nào?
Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát ra đời vào năm 1992 do bà Trương Mỹ Lan thành lập, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng - khách sạn. Công ty đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Vạn Thịnh Phát có hai công trình lớn là Khách sạn Thương mại An Đông - Windsor Plaza Hotel và Cao ốc căn hộ cao cấp Sherwood Residence tại TP.HCM.
Năm 2007, Vạn Thịnh Phát tham gia thành lập các công ty cổ phần có vốn đầu tư lớn là CTCP Đầu tư Vạn Thịnh Phát và CTCP Đầu tư An Đông, đồng thời hợp tác với CTCP Đầu tư Times Square Việt Nam và CTCP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula (lúc trước là CTCP Đại Trường Sơn) để hình thành nên nhóm các công ty liên kết chuyên đầu tư bất động sản.
Thương hiệu Vạn Thịnh Phát đến nay đã trở thành một trong những tập đoàn lớn ở Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, với vốn điều lệ 12,800 tỷ đồng.
Về cơ cấu vốn góp vào CTCP Đầu tư Vạn Thịnh Phát thì Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát góp 5,245 tỷ đồng, bà Trương Muội (Trương Mỹ Lan) chiếm 1,920 tỷ đồng, bà Ngô Thanh Nhã góp 800 triệu đồng và ông Vũ Bá Chương góp 20 tỷ đồng.
|
Minh An
Công lý
|