Thứ Tư, 05/02/2014 13:40

Sao lại là “Ảo”?

Khi giá nhà đất đắt lên, nhiều người gọi đó là giá ảo. Khi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới, nhiều người gọi đó là giá ảo. Khi sản phẩm nào đó có nhiều người tranh mua bất thường, nhiều người gọi đó là nhu cầu ảo.

“Ảo” trở thành cái cớ, là cái “sọt” để mọi người “ném” vào đó những lời bình phẩm, chê bai, quy kết xấu xa về hiện tượng giá cao bất thường, nhu cầu cao bất thường, hay những giao dịch bất thường. Vấn đề đặt ra là liệu những thứ gọi là “ảo” đấy có thực sự ảo nếu được xem xét nghiêm túc trong mối quan hệ cung cầu của một nền kinh tế thị trường mà chúng ta muốn hướng tới?

Một thửa đất hay một ngôi nhà được ai đó “hét” giá “trên trời”, nhưng lại có người đồng ý mua và chấp nhận trả giá “trên trời” để sở hữu nó vì bất kỳ lý do gì đều hình thành một giao dịch thực và có giá trị thực đúng bằng số tiền hai bên thỏa thuận và giao nhận trên thực tế. Một sản phẩm hay dịch vụ nào đó được nhiều người tranh mua, và thực tế đã bỏ tiền ra để mua đều hình hành những giao dịch mua bán thực tế, phản ảnh đúng tình trạng cung cầu tại thời điểm mua, bán; cho dù sau đó không còn ai muốn mua nữa. Vì vậy, không thể gọi những mức giá, hay sức cầu trên là ảo, càng không thể gọi những giao dịch có thật và đã hoàn thành là giao dịch ảo. Cũng cần nói thêm, nếu ai đó mua sản phẩm hay dịch vụ vì bất kỳ lý do gì (kể cả mua không phải để sử dụng mà để cho, tặng, hoặc tích trữ rồi chờ thời bán lại…) đều xuất phát từ một nhu cầu có thật tại một thời điểm có thật; và khi có rất nhiều người muốn mua thì hình thành một sức cầu cao, và cho dù sau đó, sức cầu có giảm sút “thê thảm” thì tại thời điểm đó, sức cầu vẫn là có thật chứ không phải là ảo.

Hãy hình dung, nếu xem giá cao bất thường là ảo, thì hầu hết những sản phẩm cao cấp (bia, rượu, mỹ phẩm, dược phẩm, hàng thời trang xa xỉ…) đều luôn được bán với giá ảo vì rõ ràng giá thành sản xuất những sản phẩm này không thể nào cao đến như vậy. Bản chất của vấn đề vẫn là quy luật cung cầu. Một sản phẩm dù được định giá cao đến đâu, nhưng một khi đã có người mua và hình thành giao dịch thực tế thì vẫn phải được coi là giá thật.

Phải hiểu như vậy thì các doanh nghiệp mới có cái gọi là chiến lược giá và mới có chuyện thành công hay thất bại tùy thuộc vào khả năng dự báo sức cầu cũng như các yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp.

Về phía người mua, cần phải cẩn trọng trong các quyết định mua của mình vì số tiền bỏ ra là tiền thật và sự mất mát, thiệt hại, nếu có là hoàn toàn thật, chứ không hề ảo!

Nguyễn Hữu Long

tbktsg

Các tin tức khác

>   Sống, Chết vì tôm (05/02/2014)

>   Mỹ thông qua dự luật gây khó cho cá da trơn Việt Nam (05/02/2014)

>   Cạnh tranh siêu thị điện máy: Cuối cùng ai thắng? (05/02/2014)

>   Doanh nghiệp kỳ vọng gì năm 2014? (05/02/2014)

>   Biến rác thành hàng triệu USD (05/02/2014)

>   Tình hình sản xuất, kinh doanh diễn ra bình thường (04/02/2014)

>   Tương lai, công ty mẹ sẽ không kinh doanh (04/02/2014)

>   Cắt giảm thuế theo cam kết tạo sức ép cho DN nội địa (04/02/2014)

>   “Thiếu hụt nguồn cung” trong TPP (04/02/2014)

>   Xuất khẩu thủy sản 2014: Nỗ lực vượt mức 6,7 tỷ USD (04/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật