Thứ Hai, 24/02/2014 10:15

Mua tích lũy thêm cổ phiếu nào?

Trong thời gian tới, các Công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua tích lũy SAM, VCG, PVB và nắm giữ để đầu tư trung hạn đối với PVS.

SAM: Mua tích lũy

Theo BCTC hợp nhất năm 2013, CTCP Đầu tư và Phát triển Sacom (HOSE: SAM) đạt 994.4 tỷ đồng doanh thu thuần và 117.8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; tương ứng tăng 10% và 12% so với năm trước. Mảng cáp và vật liệu viễn thông vẫn là mảng đóng góp vào tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận lớn nhất. Mảng bất động sản chưa mang lại lợi nhuận do vẫn đang trong giai đoạn đầu tư.

Theo báo cáo của CTCK Ngân hàng Đông Á (DAS), ông Đỗ Văn Trắc – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của SAM định hướng mảng dây và cáp vẫn là mảng sẽ mang lại lợi nhuận chủ lực cho năm 2014, các dự án bất động sản đang đầu tư bắt đầu có thể khai thác nhưng chưa thể mang lại lợi nhuận liền. Do đó, kế hoạch kinh doanh năm 2014 gồm doanh thu 1,000 tỷ đồng, lợi nhuận 134 tỷ đồng, cổ tức lớn hơn 10%; tương đương mức thực hiện năm 2013.

Trên quan điểm kỹ thuật, DAS nhận định SAM đang nằm trong xu hướng tăng ngắn và trung hạn, đường giá đang vượt xa MA50 tại vùng 8,800 đồng và vùng này đang đóng vai trò hỗ trợ tốt cho SAM. Sau khi chinh phục được vùng đỉnh cũ tại vùng giá 10,000 đồng thì hiện tại SAM đang tích lũy tại đây. DAS khuyến nghị mua tích lũy SAM với giá mục tiêu 1 là 13,000 đồng và giá mục tiêu 2 là 15,000 – 16,000 đồng.

Xem chi tiết tại đây

PVS: Mua theo ETF

Năm 2013, lợi nhuận năm 2013 của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) tăng mạnh so với 2012 nhưng EPS lại giảm do công ty phát hành thêm 148.9 triệu cổ phiếu trong tháng 4/2013. Theo thông tin của CTCK Vietcombank (VCBS), có khả năng PVS sẽ tăng tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2013 từ 12% lên 15% và ngang bằng với cổ tức năm 2012.

Năm 2014, VCBS cho rằng kết quả kinh doanh của PVS sẽ tiếp tục khả quan nhờ sự đóng góp hai dự án FSO Biển Đông và FPSO Lam Sơn (dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ tháng 4) và đẩy nhanh tiến độ các dự án dịch vụ cơ khí dầu khí. Ngoài ra, việc hoàn nhập dự phòng khoảng 492 tỷ đồng đối với dự án Ethanol Dung Quất sẽ đóng góp đáng kể vào kết quả sản xuất kinh doanh cả năm. VCBS ước tính lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty mẹ 2014 đạt 1,720 tỷ đồng, EPS 2014 đạt 3,850 đồng, P/E khoảng 8.2 lần.

Do đó, VCBS khuyến nghị nắm giữa PVS với mục tiêu đầu tư trung hạn, tuy nhiên nhà đầu tư có thể mua thêm trong ngắn hạn do mã này đang được ETF mua ròng.

Xem chi tiết tại đây

PVB: mua với giá mục tiêu 33,000 đồng

Theo CTCK Bản Việt (VCSC), nhờ CTCP Bọc ống dầu khí Việt Nam (HNX: PVB) - công ty con của Tổng Công ty Khí Việt Nam (HOSE: GAS) (cổ phần của GAS chiếm 76.5%) - cung cấp dịch vụ bọc ống trong nước với chi phí thấp hơn các đơn vị nước ngoài nên PVB đương nhiên là lựa chọn hàng đầu của GAS khi ký kết hợp đồng. Mặc khác, GAS độc quyền hoạt động ở phân khúc trung nguồn và hạ nguồn, điều này mở ra một thị trường vô cùng lớn cũng như cơ hội phát triển cho PVB. Bên cạnh đó, việc GAS dự kiến giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của PVB từ 76.5% xuống 51% trong vòng từ 3 đến 6 tháng tới giúp tăng tính thanh khoản của cổ phiếu này.

Về khả năng sinh lợi của PVB, VCSC cũng kỳ vọng khả quan bởi PVB sẽ hoàn toàn thoái vốn khỏi lĩnh vực xây dựng có lợi nhuận biên thấp, chi phí lãi vay giảm do tổng nợ đang giảm và việc kết thúc hợp đồng với các chuyên gia nước ngoài sẽ giúp PVB tiết kiệm chi phí lao động. Qua đó, VCSC dự đoán trong năm 2014, lợi nhuận ròng của PVB sẽ tăng 57% đạt 92 tỷ đồng, và EPS tương ứng đạt 4,276 đồng/cổ phiếu.

Một điểm nữa, với mức PER dự phóng là 6.3 lần, PVB hiện đang giao dịch ở mức thấp hơn 19% so với các công ty khí khác ở Việt Nam (các công ty này đang giao dịch ở mức PE trung bình là 7.8 lần). Đồng thời, PVB sẽ tiếp tục chi trả cổ tức ở mức 2,000 đồng/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 7.4%).

Từ những thuận lợi trên, VCSC khuyến nghị mua PVB với mức giá mục tiêu 33,000 đồng.

VCG: Hiệu quả nhờ giảm số lượng công ty con

Theo CTCK Maybank Kim Eng (MBKE), trước đây, do thua lỗ liên tục từ khi bắt đầu hoạt động từ năm 2008, Xi măng Cẩm Phả không chỉ làm giảm đáng kể lợi nhuận hợp nhất của Vinaconex (HNX: VCG) mà còn là gánh nặng tài chính với các khoản vay dài hạn bằng ngoại tệ. Vì thế, việc chuyển nhượng 70% cổ phần Xi măng Cẩm Phả đã giúp VCG đạt kết quả ngoài mong đợi trong năm 2013. Cụ thể, quý 4/2013, lợi nhuận sau thuế của VCG đạt 421.5 tỷ đồng, tăng trưởng hơn gấp 4 lần; lũy kế cả năm lãi ròng đạt 544.7 tỷ đồng, tăng trưởng hơn gấp 5 lần năm trước.

MBKE cho biết theo hợp đồng chuyển nhượng, Viettel không chỉ mua lại cổ phần mà còn mua cả phần nợ vay của Xi măng Cẩm Phả. Dư nợ dài hạn liên quan đến Xi măng Cẩm Phả là khoảng 2,700 tỷ đồng, chiếm 42% tổng dư nợ dài hạn của VCG. Sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng, tỷ lệ nợ vay ròng/VCSH giảm còn 99.8% so với mức 201.9% cuối năm 2012 và 175% cuối quý 3/2013. Việc xử lý các khoản nợ này giúp VCG không còn chịu rủi ro về tỷ giá như trước đây do hầu hết các khoản vay dài hạn của Xi măng Cẩm Phả là bằng ngoại tệ, đồng thời cũng giúp VCG khơi thông dòng tiền nhờ chi phí tài chính giảm và không còn phải trả nợ thay cho Xi măng Cẩm Phả (VCG đã phải trả nợ thay Xi măng Cẩm Phả đến 2,393 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, hiện VCG đang thực hiện tái cấu trúc với mục tiêu tập trung vào hai lĩnh vực then chốt là xây dựng và kinh doanh bất động sản, nâng cao hiệu quả bằng cách giảm số lượng các công ty con/ công ty liên kết.

Với những điểm trên, MBKE cho rằng VCG có triển vọng tăng trưởng tích cực trong dài hạn, năm 2014 dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng khoảng 9% và 11% so với năm 2013, đạt lần lượt 12,317 tỷ và 603 tỷ. MBKE khuyến nghị mua cổ phiếu VCG với giá mục tiêu 17,300 đồng.

Xem chi tiết tại đây

------------------------------------------------------------

Khuyến nghị mua bán cổ phiếu của các công ty chứng khoán được trích dẫn lại có giá trị như một nguồn thông tin để nhà đầu tư tham khảo cho các quyết định đầu tư. Các khuyến nghị này có thể có những xung đột lợi ích với nhà đầu tư. 

Mỹ Hà tổng hợp

công lý

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 24-28/02: Áp lực bán mạnh? (23/02/2014)

>   Ba ông lớn chứng khoán đề xuất gì cho thị trường năm 2014? (22/02/2014)

>   NĐT nên làm gì sau phiên giảm mạnh và khối lượng giao dịch kỷ lục? (20/02/2014)

>   Góc nhìn 21/02: Điều chỉnh sâu hơn? (20/02/2014)

>   Góc nhìn 20/02: Rủi ro điều chỉnh khi gặp kháng cự (19/02/2014)

>   Góc nhìn 19/02: Chinh phục đỉnh cao mới! (18/02/2014)

>   PTKT phiên chiều 18/02: Duy trì trên Runaway Gap, thanh khoản lên mức cao mới (18/02/2014)

>   Góc nhìn 18/02: Xu hướng tăng được bảo toàn (17/02/2014)

>   Cổ phiếu nào sẽ còn tăng trong thời gian tới? (17/02/2014)

>   Góc nhìn 17-21/02: Điều chỉnh với áp lực cung giá cao? (16/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật