Chủ Nhật, 23/02/2014 16:36

Góc nhìn 24-28/02: Áp lực bán mạnh?

Theo nhiều CTCK, nhà đầu tư nên thận trọng với giao dịch trong tuần tới do áp lực bán mạnh khi lượng lớn cổ phiếu về tài khoản, đà hồi phục có thể chững lại.

Thận trọng

CTCP Chứng Khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHS): Hai chỉ số Index tăng điểm đầu tuần, điều chỉnh giảm về cuối tuần khi tiếp cận ngưỡng cản kỹ thuật (590 điểm đối với VN-Index, 84 điểm đối với HNX-Index). Áp lực chốt lời tăng mạnh tại ngưỡng cản kỹ thuật và diễn ra rộng khắp toàn thị trường, khi chỉ số chung đã có hơn 1 tháng tăng điểm nóng.

Điểm tích cực là lực cầu mua giá thấp rất mạnh, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu midcap có yếu tố cơ bản tốt. Mặt khác, việc nhà đầu tư chủ động bán ra chốt lời tại ngưỡng kháng cự giúp áp lực bán ra bắt buộc không nhiều. Tâm lý nhà đầu tư đã ổn định trở lại trong phiên cuối tuần, mức giá tăng xuất hiện ở nhiều mã cổ phiếu.

Diễn biến điều chỉnh tại ngưỡng kháng cự là bình thường trong một xu hướng tăng điểm, giúp đà tăng lành mạnh. Tâm lý nhà đầu tư không hoảng loạn và dòng tiền đổ vào thị trường ở mức cao là tín hiệu tích cực trong giai đoạn điều chỉnh. Mặt khác, khá nhiều cổ phiếu chủ chốt đã giảm xuống mức tích lũy trong khoảng 2 tuần vừa qua. Do vậy, SHS cho rằng khả năng điều chỉnh giảm sâu của thị trường dự báo không nhiều.

Tâm lý thận trọng dự báo sẽ tăng vào đầu tuần tới, đặc biệt trong ngày Thứ 3, khi có một lượng cổ phiếu lớn về tài khoản. Ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật của thị trường là khoảng 560-565 điểm đối với VN-Index, lấp đầy khoảng trống đã thiết lập trong phiên tăng mạnh ngày 13/2, và khoảng 75-77 điểm đối với HNX-Index. Xu hướng thị trường tăng điểm trung hạn vẫn được đánh giá tích cực.

Áp lực bán mạnh trong ngắn hạn

CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC): VCSC cho rằng thị trường sẽ tiếp tục chịu áp lực bán mạnh trong ngắn hạn, lực cầu vẫn còn tỏ ra thận trọng trong phiên giao dịch hôm nay. Mô hình kỹ thuật của VCSC tiếp tục cảnh báo nhịp điều chỉnh trên hai chỉ số và xu hướng tích theo hướng chủ đạo chính. Vùng kháng cự mạnh của chỉ số VN-Index vẫn tập trung ở vùng giá 580 – 590 và chỉ số này có thể thử thách lại một lần nữa vùng giá này trong phiên giao dịch đầu tuần.

Theo VCSC, áp lực điều chỉnh trong tuần giao dich tới và kéo dài trong 1 – 2 tuần giao dịch, vùng hỗ trợ chính cho chỉ số VN-Index tập trung ở mức 550. Do đó, các nhà đầu tư nên tiếp tục tận dụng các nhịp hồi trong phiên đều tuần để hạ tỷ lệ margin và tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp, đặc biệt chưa nên quay lại bắt đáy khi áp lực bán ngắn hạn được đánh giá là vẫn còn rất lớn.

Theo đồ thị tuần, chỉ số VN-Index xuất hiện mô hình nến Bearish Harami cho thấy chỉ số có thể bước vào nhịp điều chỉnh tính bằng tuần giao dịch. Đồng thời, đà tăng của thị trường có thể chỉ suy yếu tạm thời trong 1 – 2 tuần giao dịch, nhưng các chỉ báo xu hướng trung hạn vẫn chưa xuất hiện tín hiệu bán mạnh cho nên các nhà đầu tư trung hạn có thể bán cao và mua thấp để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong các nhịp giảm điểm về vùng giá 550.

Đà hồi phục có thể chững lại

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Hiện tại chưa có thông tin nào đủ mạnh để tác động lớn lên thị trường, nên có thể lý giải diễn biến sụt giảm ngày 21/02 đơn thuần chỉ là hành động chốt lãi quá đà của nhà đầu tư sau một giai đoạn các cổ phiếu tăng điểm liên tục.

Bên cạnh động thái mua ròng tích cực của khối ngoại thì dòng tiền từ phía nhà đầu tư nội là khá chủ động và mạnh mẽ, kỳ vọng về sự hồi phục của thị trường vẫn tiếp tục được duy trì. Tuy nhiên, trong những phiên giao dịch đầu tuần sau, đà hồi phục có thể sẽ chững lại khi áp lực bán giá cao gia tăng, thị trường cần tích lũy và kiểm tra lại những ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn để có thể tiếp tục chinh phục những mốc cao hơn.

Mức 567 điểm là khu vực hỗ trợ gần nhất

Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE): Về quan điểm kỹ thuật, phiên ngày 21/02 VN-Index chỉ tạo ra một nến nhỏ ít có ý nghĩa.

Mức 567 điểm tiếp tục là khu vực hỗ trợ gần nhất của VN-Index và nhà đầu tư sẽ cần xem xét đóng lại một phần danh mục trong trường hợp đường giá về dưới mức này trong tuần giao dịch tiếp theo.

Tiếp tục lình xình

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): Thị trường có sự hồi phục nhẹ với khối lượng giảm thấp cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang chuyển từ trạng thái hoảng loạn sang nghi ngờ. Hiện tại, thông tin hỗ trợ sẽ quyết định xu hướng tiếp theo của thị trường.

Ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 565 điểm của VN-Index đang tỏ ra khá mạnh khi chỉ số đã 2 lần chạm rồi bật lên ngay trong phiên. Trong ngắn hạn, thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục lình xình vùng giá hiện tại.

Minh Hằng tổng hợp

công lý

Các tin tức khác

>   Ba ông lớn chứng khoán đề xuất gì cho thị trường năm 2014? (22/02/2014)

>   NĐT nên làm gì sau phiên giảm mạnh và khối lượng giao dịch kỷ lục? (20/02/2014)

>   Góc nhìn 21/02: Điều chỉnh sâu hơn? (20/02/2014)

>   Góc nhìn 20/02: Rủi ro điều chỉnh khi gặp kháng cự (19/02/2014)

>   Góc nhìn 19/02: Chinh phục đỉnh cao mới! (18/02/2014)

>   PTKT phiên chiều 18/02: Duy trì trên Runaway Gap, thanh khoản lên mức cao mới (18/02/2014)

>   Góc nhìn 18/02: Xu hướng tăng được bảo toàn (17/02/2014)

>   Cổ phiếu nào sẽ còn tăng trong thời gian tới? (17/02/2014)

>   Góc nhìn 17-21/02: Điều chỉnh với áp lực cung giá cao? (16/02/2014)

>   Góc nhìn 14/02: Chinh phục mốc cao mới? (13/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật