Thứ Tư, 08/01/2014 06:27

2014 - năm của các nhà xuất khẩu

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng ngành sản xuất (PMI) tháng 12/2013 đã tăng lên 51,8 điểm- kết quả cao nhất kể từ tháng 4/2011 với đơn đặt hàng tăng mạnh. Đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất cộng với nhu cầu từ các nước châu Âu và Mỹ đã cải thiện giúp gia tăng xuất khẩu trong năm 2014.

Các doanh nghiệp xuất khẩu được dự báo là sẽ “ăn nên làm ra” trong năm 2014

Điểm sáng cuối năm 2013

Theo các chuyên gia tài chính, trong những năm tới, Việt Nam có thể trở thành một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất khi nhu cầu từ các nước phương Tây đã được cải thiện. Lý do rất đơn giản vì nền kinh tế Việt Nam vốn là một quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu với việc xuất hàng chiếm tỷ trọng rất cao trong GDP cả nước. Mặc dù nhu cầu toàn cầu có sự dao động trong năm 2013 và giá cả hàng hóa đang giảm nhưng tăng trưởng xuất khẩu vẫn đạt mức đáng kể 15,4%. Nguyên nhân là do tình hình xuất hàng dệt may cùng với đầu tư nước ngoài mới trong lĩnh vực điện tử đã phục hồi. Với nguồn vốn giải ngân FDI tăng 9,9% và nguồn vốn đăng ký tăng tốc đáng kể, chắc chắn xuất khẩu sẽ khởi sắc trong năm 2014.

Từ một quốc gia luôn ở tình trạng thâm hụt thương mại trong nhiều năm, năm 2013, Việt Nam đã đạt mức thặng dư thương mại 900 triệu USD sau khi đã có thặng dư nhẹ trong năm 2012. Kết quả này đã giúp Việt Nam cải thiện sự ổn định kinh tế vĩ mô.

Ngành sản xuất vẫn là một điểm sáng quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Chỉ số PMI ngành sản xuất trong tháng 12/2103 đã tăng lên 51,8 điểm (từ mức 50,3 điểm trong tháng 11). Chỉ số PMI cho thấy, ngành sản xuất đã tăng trưởng mạnh trong quý IV/2013 và thể hiện GDP đạt mức tăng trưởng 6% cũng trong quý này. Điểm tích cực về kết quả chỉ số PMI là các chỉ số phụ đều mạnh hơn, đặc biệt là đơn đặt hàng mới và việc làm. Chỉ số phụ đơn đặt hàng mới đã tăng mạnh từ mức 48,8 điểm trong tháng 11 lên 52,5 điểm trong tháng 12. Điều này khá ấn tượng khi đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm trái ngược với mức tăng trong tháng trước, mặc dù với tốc độ chậm hơn.

 Với việc tăng cường đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang Hoa Kỳ (chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu) và châu Âu (chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu), Việt Nam được đánh giá sẽ hưởng lợi nhiều từ nhu cầu các nước phương Tây. Dự báo xuất khẩu sẽ tăng 20% trong năm 2014. Điều này sẽ giúp hỗ trợ tăng trưởng GDP đạt mức 5,6% trong năm nay.

Đơn đặt hàng mới tăng cộng với hàng tồn kho giảm có nghĩa là sản lượng sẽ tăng trong những tháng tới để đáp ứng nhu cầu hàng hóa. Số lượng hàng mua tăng mạnh phản ánh trạng thái nhu cầu tăng. GDP của châu Âu và Mỹ dự kiến sẽ tăng trong năm 2014, từ đó sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu đối với hàng hóa Việt Nam như hàng dệt may và điện tử. Tin tích cực nhất từ chỉ số PMI là chỉ số phụ việc làm tăng mạnh.

Điều này phản ánh tính cạnh tranh trong ngành sản xuất cần nhiều lao động vốn đã thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài cao trong năm 2013.

Đà phát triển cho năm mới

Tuy nhiên, vấn đề về cải cách lĩnh vực tài chính vẫn chưa được cải thiện nhiều, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã thành lập công ty quản lý nợ. Vì vậy, cải tổ ngành ngân hàng, đầu tư cho hệ thống hạ tầng cơ sở, tái cấu trúc chuỗi cung ứng và phát triển nguồn nhân lực là một trong số những cải cách cần thực hiện trước mắt để kích thích nền kinh tế phát triển lên một tầm cao mới.

Tuy nhu cầu nội địa không khả quan do ảnh hưởng của vấn đề nợ xấu nhưng nền kinh tế vẫn vận hành khá tốt. Điều này có được là do lĩnh vực dịch vụ ổn định và ngành sản xuất đã khởi sắc do tăng trưởng xuất khẩu. Nhu cầu đối với ngành dịch vụ ở Việt Nam có khuynh hướng ổn định bởi đa phần là nhu cầu đối với dịch vụ thiết yếu. Lĩnh vực dịch vụ chiếm 43,9% tăng trưởng GDP trong năm 2013, tăng 7,4% trong quý IV so với năm ngoái và tăng 6,6% trong năm 2013. Sản xuất lại tăng mạnh từ mức 8,6% trong quý III lên 8,9% trong quý IV so với năm trước, dẫn đến mức tăng 7,4% cho cả năm.

Dự kiến lạm phát năm 2014 sẽ tăng trung bình 7,9%, Ngân hàng Nhà nước đang có cơ sở để giữ mức lãi suất ổn định trong quý I/2014.

Những điểm sáng chính yếu trong năm 2014 sẽ vẫn là các doanh nghiệp xuất khẩu. Với các điều kiện toàn cầu đang được cải thiện và những hiệp định thương mại đang trong quá trình đàm phán, các doanh nghiệp này sẽ có một năm tăng trưởng mạnh.

Lý Hoài

công thương

Các tin tức khác

>   Gần 80% DN không rành chính sách (08/01/2014)

>   Ống thép, lốp xe chịu thuế chống bán phá giá (08/01/2014)

>   Doanh nghiệp lạc quan hơn, song khó khăn vẫn lớn (07/01/2014)

>   PVN đạt lãi trước thuế 62.8 nghìn tỷ đồng (07/01/2014)

>   WB: Đầu tư kho vận và vận tải thủy là tương lai cho tăng trưởng (07/01/2014)

>   Dọn dẹp “những bãi sắt” khổng lồ trên biển: Bao giờ? (07/01/2014)

>   VinaPhone đạt doanh thu 30.000 tỷ đồng năm 2013 (07/01/2014)

>   Cung siêu thị tăng trưởng tốt dù giá thuê trung bình giảm (07/01/2014)

>   Bà Phạm Chi Lan: Doanh nghiệp Việt chịu nhiều thiệt thòi (07/01/2014)

>   'Bán' mỏ than cho nước ngoài: Hớ một lần, thiệt chục năm? (07/01/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật