Thứ Ba, 07/01/2014 22:02

Doanh nghiệp lạc quan hơn, song khó khăn vẫn lớn

Các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng kinh doanh của họ sẽ tốt lên trong năm 2014, song tất cả mới chỉ là bước đầu.

Tại diễn đàn các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp 2014 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 7-1, bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI cho biết, các doanh nghiệp dự cảm sản xuất, kinh doanh năm 2014 sẽ khởi sắc hơn năm 2013.

Kết quả khảo sát 700 doanh nghiệp Việt Nam trên toàn quốc cho thấy, trong năm 2014 có tới 50,7% doanh nghiệp cho rằng sẽ giữ nguyên quy mô kinh doanh, 42,5% có thể mở rộng quy mô kinh doanh và 6,7% có thể giảm quy mô kinh doanh, chỉ 0,1% có thể sẽ phải tạm ngừng hoạt động.

Bà Hằng cho biết, các doanh nghiệp dự cảm năm 2014 doanh số sẽ được cải thiện rất lớn so với năm 2013. Giá bán bình quân được các doanh nghiệp cho rằng sẽ có xu hướng tăng lên trong năm 2014.

Trả lời khảo sát, các doanh nghiệp nhận định hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị sẽ tốt hơn rất nhiều; số lượng công nhân tăng lên; và lượng đơn đặt hàng cũng sẽ tăng lên trong năm 2014 so với năm 2013.

Bà Hằng nói: "Trong năm 2014, phần lớn doanh nghiệp có dự cảm rằng tình hình sáng hơn, môi trường tổng thể lạc quan hơn".

Tuy nhiên, bà cho rằng, lợi nhuận, doanh số và và nhu cầu thị trường trong nước vẫn là những lo lắng thường trực của các doanh nghiệp, bên cạnh các rào cản khác trong môi trường kinh doanh.

Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương Võ Trí Thành cho biết, tốc độ tăng tiêu dùng của nền kinh tế sẽ không mạnh trong năm tới là thách thức với các doanh nghiệp.

Ông dẫn chứng, dù Chính phủ tăng trái phiếu chính phủ nhưng sẽ khó mà làm tăng tổng vốn đầu tư của toàn nền kinh tế. Hơn nữa, sự lan tỏa của việc phát hành trái phiếu chính phủ đến nền kinh tế là không nhiều.

Ông Thành cho rằng doanh nghiệp cần nhìn vào thị trường xuất khẩu vì cả Mỹ, và EU đang tốt lên, trong khi các hiệp định thương mại cũng đang được gấp rút đàm phán.

Theo ông Thành, doanh nghiệp cần nắm bắt các cơ hội ở thị trường Trung Quốc vốn có sức ảnh hưởng rất lớn tới Việt Nam.

Đồng tình với ông Thành, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cho rằng, hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng đang hình thành sẽ mở ra cơ hội giao thương.

Tuy nhiên, ông than phiền là các doanh nghiệp Việt Nam đang rất khó xuất khẩu vào Trung Quốc, trong bối cảnh nhập siêu từ thị trường này lên hơn 20 tỉ đô la Mỹ.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Hiệu, Cục phó Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2013, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập là 76.955, tăng 10,1%, tổng vốn đăng ký là 398.681 tỉ đồng, giảm 14,7% so với năm 2012. Có 61.000 doanh nghiệp giải thể và dừng hoạt động, tăng 11,9%.

Hiện có 312.600 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hoạt động, trong đó doanh nghiệp vừa là 6.837 (2,2%), doanh nghiệp nhỏ chiếm 92.530 (29,6%) và doanh nghiệp siêu nhỏ là 213.233 (68,2%).

Tư Hoàng

TBKTSG

Các tin tức khác

>   PVN đạt lãi trước thuế 62.8 nghìn tỷ đồng (07/01/2014)

>   WB: Đầu tư kho vận và vận tải thủy là tương lai cho tăng trưởng (07/01/2014)

>   Dọn dẹp “những bãi sắt” khổng lồ trên biển: Bao giờ? (07/01/2014)

>   VinaPhone đạt doanh thu 30.000 tỷ đồng năm 2013 (07/01/2014)

>   Cung siêu thị tăng trưởng tốt dù giá thuê trung bình giảm (07/01/2014)

>   Bà Phạm Chi Lan: Doanh nghiệp Việt chịu nhiều thiệt thòi (07/01/2014)

>   'Bán' mỏ than cho nước ngoài: Hớ một lần, thiệt chục năm? (07/01/2014)

>   Hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2014 là 44.100 tấn (07/01/2014)

>   PC World Vietnam nói gì về vụ “chia tay” FPT? (07/01/2014)

>   Thêm hai quốc gia áp thuế chống bán phá giá với VN (07/01/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật