Thứ Hai, 02/12/2013 11:15

Cổ phiếu Ngân hàng: Bao giờ nổi sóng trở lại?

Mặc dù còn khó khăn nhưng các ngân hàng thương mại vẫn có những yếu tố hấp dẫn riêng, có thể giúp cổ phiếu nổi sóng trở lại trong thời gian tới.

Lợi nhuận ngân hàng quý 3/2013: Điểm sáng hiếm hoi

Một số ngân hàng thương mại đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2013, với số lượng ngân hàng có kết quả lợi nhuận tăng trưởng hoàn toàn thất thế.

Thống kê trong bảng dưới của Vietstock cho thấy hầu hết các ngân hàng vẫn đang tiếp tục trải qua giai đoạn khó khăn khi báo cáo kết quả kinh doanh thụt lùi. Trong đó, ảnh hưởng từ khoản mục chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng ở một số ngân hàng vẫn là gánh nặng không nhỏ. Tuy vậy, cần để ý rằng mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ở một số ngân hàng đã bắt đầu giảm bớt, phát đi tín hiệu nợ xấu đã được kiềm chế nhất định.

Bảng 1: Kết quả kinh doanh quý 3/2013 của các ngân hàng (Nguồn: VietstockFinance)


Tín hiệu đáng chú ý nhất là tổng doanh thu của các ngân hàng đã khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này có được chủ yếu nhờ vào sự tăng trưởng của thu nhập lãi thuần trong quý 3/2013, xuất phát từ sự “hồng hào” trở lại của khoản mục dư nợ cho vay.

Có thể thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay ở một số ngân hàng đã cải thiện đáng kể trong thời gian qua, dẫn đầu là SHB với mức tăng trưởng 15%, STB (13.3%), tiếp đó là BID (9.8%), MBB (8.8%) và EIB (8.3%)…

Bảng 2: Dư nợ cho vay quý 3/2013 và Tăng trưởng của các ngân hàng (Nguồn: VietstockFinance)

Ngoài SHB có tỷ lệ nợ xấu được kéo giảm đáng kể, tỷ lệ nợ xấu ở hầu hết các ngân hàng còn lại vẫn đang tiếp tục gia tăng. Đáng chú ý nhất là Techcombank có tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh từ 2.7% vào đầu năm lên đến 5.9% khi kết thúc quý 3, NVB tăng từ 5.6 lên 8.8%, PGBank tăng từ 8.4 lên 9.5%, ACB cũng tăng từ 2.5 lên 3.3%...

Bảng 3: Tỷ lệ nợ xấu cuối quý 3/2013 của các ngân hàng (Nguồn: VietstockFinance)

Bao giờ cổ phiếu ngân hàng trở lại?

Với kết quả kinh doanh chưa mấy khởi sắc trong thời gian qua, không quá khó hiểu khi nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn không được giới đầu tư chú ý.

Những lo lắng liên quan đến (1) nợ xấu gia tăng vẫn đang đeo bám, đặc biệt là khi thị trường bất động sản chưa thực sự khởi sắc trở lại, (2) cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn chậm dù đã có cải thiện, (3) và câu hỏi gia tăng dư nợ tín dụng thời gian qua có đảm bảo được chất lượng không, khi các ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân. Đây sẽ tiếp tục là những “tảng đá” kìm chân dòng tiền đổ vào nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Hy vọng lớn nhất của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong thời gian tới chủ yếu đến từ:

Hoạt động xử lý nợ nợ xấu vẫn đang là ưu tiên hàng đầu của NHNN. Trong đó, VAMC giữ vai trò chủ đạo nhằm giúp các ngân hàng giảm bớt tỷ lệ nợ xấu, giảm áp lực trích lập chi phí dự phòng, tạo thêm nguồn tái cấp vốn khi cần thiết.

Tín hiệu đáng mừng là VAMC đã hoạt động khá sôi nổi trong thời gian vừa qua. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC cho biết, tính đến chiều ngày 26/11, VAMC đã mua trên 18,000 tỷ đồng nợ gốc, tương đương 14,700 tỷ đồng giá trị trái phiếu đặc biệt mà VAMC sẽ phát hành của 21 ngân hàng. Bên cạnh đó, đã có 24 tổ chức tín dụng gửi hồ sơ đề nghị bán nợ xấu cho VAMC với tổng giá trị nợ xấu trên 40,000 tỷ đồng.

Chính sách tiền tệ nới rộng nhiều khả năng sẽ được duy trì. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 của cả nước chỉ tăng 0.34% so với tháng 10, và CPI 11 tháng tăng thấp 5.5% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lạm phát thấp đang tạo điều kiện cho chính sách nới lỏng tiền tệ tiếp tục được áp dụng và do đó, các ngân hàng có thể hưởng lợi.

Giải cứu ngành bất động sản vẫn đang được chú trọng. Ngành bất động sản chưa thực sự khởi sắc mặc dù đón nhận nhiều giải pháp hỗ trợ trong thời gian qua. Tuy nhiên, chủ trương làm sôi động lại thị trường quan trọng này vẫn đang được các nhà quản lý chú trọng. Điều này sẽ tạo hy vọng thị trường bất động sản có thể sẽ hồi phục trở lại trong thời gian tới và giải tảo áp lực nợ xấu cho ngành ngân hàng.

Việc tăng room sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài đang dần trở thành hiện thực khi dự thảo cuối cùng đã được trình lên Thủ tướng. Đối với cổ phiếu ngân hàng thì đây là thông tin khá tích cực khi các nhà đầu tư nước ngoài đang rất hứng thú với nhóm cổ phiếu này.

Hiện Chính phủ đang xem xét cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tăng tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng lên 49% trong tương lai, so với mức tối đa 30% như hiện tại.

Duy Nam

công lý

Các tin tức khác

>   3 nhà đầu tư chi hơn 1,100 tỷ đồng mua cổ phần VPBank từ OCBC là ai? (28/11/2013)

>   Vietinbank đã mua lại gần 3,300 tỷ đồng nợ, bảo lãnh và sẽ vào HĐQT CII (28/11/2013)

>   Vốn pháp định yêu cầu của các tổ chức tín dụng (28/11/2013)

>   Nợ xấu - thông nhưng chưa thoát (28/11/2013)

>   DaiABank: Tổng công ty Tín Nghĩa thoái vốn gần 80 triệu cp (28/11/2013)

>   Ngân hàng OCBC đã rời VPBank, thương vụ có hời? (28/11/2013)

>   Khi Ngân hàng nhà nước kinh doanh (28/11/2013)

>   Đô la tăng vì đồn đoán? (28/11/2013)

>   Xây “Trung tâm Dữ liệu ngân hàng và Trung tâm Thanh toán quốc gia” (27/11/2013)

>   EVN tìm được đối tác thoái vốn tại ABBank (27/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật