Thứ Bảy, 21/12/2013 14:10

20 năm phá vòng vây phong tỏa kinh tế: Chuyện bây giờ mới kể

Những kỷ niệm một thời xa vắng bỗng ùa về trong ký ức của nguyên Phó thống đốc NHNN, TS. Lê Văn Châu về cuộc đấu tranh chống bao vây phong tỏa kinh tế Việt Nam sau năm 1975. TBNH trân trọng ghi lại và giới thiệu với độc giả...

Bài 1: Chuyện những người đi xóa nợ

Tại hội nghị tổng kết 20 năm hợp tác ODA, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu “Chính phủ các nước tài trợ, các định chế tài chính quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO) đã dành cho Việt Nam sự ủng hộ mạnh mẽ và hỗ trợ nguồn lực ODA to lớn, hiệu quả giúp Việt Nam, một nước nghèo, kém phát triển, nỗ lực vươn lên thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển, đổi mới nền kinh tế và hội nhập quốc tế”.

Những kỷ niệm một thời xa vắng bỗng ùa về trong ký ức của nguyên Phó thống đốc NHNN, TS. Lê Văn Châu về cuộc đấu tranh chống bao vây phong tỏa kinh tế Việt Nam sau năm 1975. TBNH trân trọng ghi lại và giới thiệu với độc giả.

Tìm đường vào thế giới

Lần giở lại ký ức, nguyên Phó thống đốc NHNN, TS. Lê Văn Châu nhớ lại những ngày sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), các tổ chức tài chính quốc tế và một số quốc gia trước đây có quan hệ bao vây kinh tế đã quay trở lại các hoạt động tín dụng với Việt Nam.

Năm 1976, Chính phủ Việt Nam đã tiếp quản các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB… IMF cũng đã cho vay khoản vay đầu tiên để bù đắp thâm hụt về xuất khẩu, cho vay chương trình tài trợ mở rộng để giảm thâm hụt ngân sách. Chủ tịch WB thời kỳ đó là McNamara, người từng nắm giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và được coi là "kiến trúc sư trưởng" của cuộc chiến tranh Đông Dương trước đây cũng thay đổi thái độ, ủng hộ Việt Nam thông qua dự án Thủy lợi Dầu Tiếng 60 triệu USD cùng với các nhà đồng tài trợ OPEC (20 triệu USD) và Hà Lan (10 triệu USD).

Niềm vui chưa được bao lâu thì năm 1978, Pôn-Pốt gây hấn ở biên giới các tỉnh Tây Nam bộ. Việt Nam không chỉ tiêu diệt đội quân này bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà còn đáp ứng yêu cầu của Đảng nhân dân cách mạng Campuchia hỗ trợ cứu nhân dân thoát khỏi chế độ diệt chủng của Pôn-Pốt. Lúc này, một số tổ chức tài chính quốc tế bị Mỹ “giật dây” cùng một số quốc gia phương Tây vu cáo Việt Nam xâm lược Campuchia và áp dụng hình thức bao vây kinh tế trở lại từ 1979. Hệ quả là các dự án vay vốn tiếp theo của WB bị dừng lại.

Một đất nước non trẻ vừa bước qua chiến tranh, tình hình kinh tế thêm khó khăn, nợ không trả được cho IMF cũng như các tổ chức tài chính khác. Cánh cửa vay mới đóng lại.

Thoát khỏi bao vây kinh tế trở thành bài toán đối với đất nước và mọi hy vọng được đặt vào đường lối “Đổi mới” tại Đại hội Đảng VI. Đúng như kỳ vọng, sau các đối sách ngoại giao, quân sự thích hợp của Việt Nam về Campuchia, năm 1988 – 1989, các tổ chức tài chính quốc tế đã cử đoàn vào Việt Nam để đánh giá về tiến trình đổi mới cải cách. Sự thay đổi lớn của một nền kinh tế chuyển dịch theo cơ chế thị trường cùng với chính sách cởi mở của Chính phủ đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Năm 1990, Luật Đầu tư ra đời để đáp ứng xu hướng và dòng chảy đó. Các tổ chức tài chính quốc tế cũng bắt đầu quay trở lại với điểm nhấn là năm 1991, Nhật Bản đã cho vay 45 tỷ Yên để trả nợ những khoản vay trước đây…

Dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài đã có, song những khó khăn về tài chính quốc gia không sớm kết thúc. Bởi hiệu quả của chính sách đổi mới chỉ triển khai được vài năm, lượng giá trị tạo ra để tái đầu tư không đủ. Nền kinh tế cần lực bẩy từ vốn, nhưng các khoản vay đến hạn chưa thanh toán đang khóa chặt những dòng vốn mới. Giải tỏa nợ trở thành vấn đề sống còn của nền kinh tế, là chiếc chìa khóa để kéo những dòng vốn hỗ trợ phát triển từ những tổ chức tài chính quốc tế, các quốc gia và NHTM nước ngoài khi họ muốn vào vì Việt Nam đã xuôi theo dòng kinh tế thị trường nhưng lại bị ách tắc khi nợ cũ còn tồn đọng…

Bắc cầu nối những ODA

Nguyên Phó thống đốc, TS. Lê Văn Châu cho biết: “họ muốn cho ta vay lắm”, nhưng với những tổ chức này, vẫn còn nợ quá hạn thì không thể cho vay mới. Chỉ riêng nợ IMF đã lên tới 142 triệu USD.

Một cánh cửa hẹp đã được mở ra khi Việt Nam và IMF kêu gọi các thành viên giải tỏa nợ cho Việt Nam bằng một khoản vay bắc cầu trị giá 57 triệu USD được các quốc gia như Pháp, Nhật, Úc, Thụy Sỹ, Canada, Bắc Âu viện trợ không hoàn lại, trong đó Pháp và Nhật mỗi nước viện trợ 17,5 triệu USD. Khoản còn thiếu 85 triệu USD cũng nhận được sự hỗ trợ từ các NHTM Nhật Bản và Pháp với giá trị cho vay mỗi nước là 22,5 triệu USD. Cùng với đó là NHTM các quốc gia khác như Úc, Liên bang Đức, Phần Lan, Anh và cả những người bạn láng giềng như Thái Lan, Maylaysia, Singapore.

Cuối tháng 9, đầu tháng 10/1993 khoản nợ 142 triệu USD đã được hoàn trả cho IMF tại trụ sở Washington DC (Hoa Kỳ). Sau đó, IMF đã vay lại một khoản tương tự cho Việt Nam, đồng thời Việt Nam thanh toán luôn cho NHTM các nước nói trên. Toàn bộ công việc này do Vụ Kinh tế đối ngoại của NHNN thực hiện.

Tiếp đó, WB và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã cùng Việt Nam đưa ra sáng kiến tổ chức Hội nghị tài trợ đầu tiên cho Việt Nam. Để hội nghị có hiệu quả, chúng ta muốn các thành viên tham gia sẽ có các tuyên bố tài trợ. Một đoàn vận động tài trợ được hình thành với trưởng đoàn là cố Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Quốc Sam, nguyên Phó thống đốc NHNN TS. Lê Văn Châu phó đoàn khi đó và các thành viên khoảng 10 người đi từ Nhật Bản, Pháp, Đức và một số quốc gia khác rồi đến các tổ chức tài chính quốc tế tại Washington DC và các tổ chức thuộc Liên hợp quốc đóng tại thành phố NewYork (Hoa Kỳ)…

Nói đến đây nguyên Phó thống đốc NHNN, TS. Lê Văn Châu một lần nữa nhắc đến trợ giúp tích cực từ WB khi cử ông Madavo – Vụ trưởng Vụ châu Á-Thái Bình Dương cùng đồng chủ tịch Hội nghị các nhà tài trợ với nguyên Phó thủ tướng Phan Văn Khải. Vì thế, tại Hội nghị vận động tài trợ đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất, diễn ra trong hai ngày 9 và 10/11/1993, hình ảnh một Việt Nam phát triển và thu nhận được sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế với những thành quả đổi mới được làm sáng tỏ đã mang về một trợ lực tài chính đáng kể: 1,8 tỷ USD, chưa kể những khoản viện trợ không hoàn lại đã đưa con số tài trợ tổng thể lên tới hơn 2 tỷ USD.

Bài 2: Bế tắc từ điểm yếu “chưa biết người, chỉ biết ta”

(Nhất Thanh ghi theo lời kể của nguyên Phó thống đốc NHNN Việt Nam , Lê Văn Châu)

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Tiếng nói cổ đông nào có “trọng lượng” nhất tại ABBank (21/12/2013)

>   Ngân hàng Bắc Á được tăng vốn điều lệ lên 3,700 tỷ đồng (20/12/2013)

>   Gói 30.000 tỉ đồng: Ngân hàng phủ nhận gây khó dễ (20/12/2013)

>   Sacombank “lấy lại phong độ” (20/12/2013)

>   Lượng kiều hối dự kiến đạt 11 tỉ USD trong năm 2013 (20/12/2013)

>   Chính sách tiền tệ 2014: “Phải sống cái đã!” (20/12/2013)

>   Ngày 19/12, NHNN tiếp tục hút về 1.050 tỷ đồng (19/12/2013)

>   Tuần 09-13/12/2013: Tỷ giá tiếp tục giảm (19/12/2013)

>   Phó TGĐ Vietcombank: Xu hướng nhận kiều hối bằng VND ngày càng phổ biến (19/12/2013)

>   Khó bán tài sản thu hồi nợ xấu (19/12/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật