Thứ Hai, 18/11/2013 06:49

Sản phẩm than: Xuất hay nhập?

Theo dự kiến, đến năm 2018, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ lâu, đã có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Tại sao hàng năm chúng ta vẫn xuất khẩu than mà sắp tới lại phải nhập?

Xuất khẩu than đang giảm

Các chuyên gia IEA - cơ quan tư vấn năng lượng của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã dự báo rằng, nhu cầu tiêu thụ than đá toàn cầu sẽ bằng nhu cầu tiêu thụ dầu, với tỷ lệ tương ứng lần lượt là 4,32 tỷ tấn than và 4,4 tỷ tấn dầu, nhất là ở khu vực châu Á do sự bùng nổ của dân số dẫn đến nhu cầu tiêu thụ điện năng sẽ tăng cao, trong đó có Việt Nam.

Thực tế, Việt Nam cũng đã có chủ trương cân đối nhu cầu sử dụng than dựa trên trữ lượng, năng lực khai thác trong nước và nguồn nhập khẩu từ bên ngoài. Trong đó có việc “giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng”.

Theo báo cáo của Vinacomin,10 tháng đầu năm, sản lượng than tiêu thụ ước đạt trên 30,9 triệu tấn, bằng 101% so với cùng kỳ, trong đó lượng than xuất khẩu đạt 9,2 triệu tấn, giảm 23,2%. Cả năm 2013, tổng số than dự kiến sản xuất khoảng 39 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 12 triệu tấn. Số lượng này đã giảm rất nhiều so với các năm trước, một phần nhu tiêu thụ than trong nước và thế giới giảm, do khó khăn chung của nền kinh tế. Thêm vào đó, trong quý III/2013, do chính sách thuế không ổn định (tăng trong tháng 7 và 8) đã khiến xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, một số bạn hàng đã tìm đối tác khác có nguồn than ổn định, giá cả thấp hơn.

Ông Nguyễn Văn Biên - Phó Tổng giám đốc Vinacomin - cho biết, năm 2014, dự kiến lượng than xuất khẩu của tập đoàn sẽ giảm xuống còn 8 - 10 triệu tấn than. Nếu nhìn vào giai đoạn từ 2006-2011, trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng gần 21 triệu tấn than, thì nay đã giảm nhiều và có thể khẳng định tập đoàn đang thực hiện đúng lộ trình giảm xuất khẩu theo đúng kế hoạch, thực hiện đúng chủ trương của nhà nước về đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Bên cạnh việc hạn chế xuất khẩu, Vinacomin cũng đã có kế hoạch tập trung đầu tư mở rộng khai thác, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động (năng suất năm 2011 tăng gấp hơn 4 lần so với năm mới thành lập 1995), tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của thị trường, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Đồng thời đẩy mạnh thăm dò, đánh giá xác minh bổ sung thêm trữ lượng Vùng than Đông Bắc và nghiên cứu khả năng khai thác bể than ở đồng bằng sông Hồng (tổng tài nguyên trữ lượng đưa vào quy hoạch hiện nay khoảng 9 tỷ tấn).

Theo Vinacomin, tính đến năm 2018, nhu cầu tiêu thụ than của Việt Nam khoảng 55 - 60 triệu tấn than và sẽ tiếp tục tăng trong các năm sau. Tuy nhiên, sản lượng hiện nay mới đạt khoảng 40 triệu tấn than sạch. Do đó phải tăng dần sản lượng mỗi năm khoảng 3-4 triệu tấn than sạch, (tương đương với sản lượng 2 mỏ mới) để đáp ứng nhu cầu.

Xuất, nhập là bình thường

Lý giải thắc mắc tại sao Việt Nam thừa than xuất khẩu mà phải nhập than, ông Nguyễn Văn Biên khẳng định, điều này là hết sức bình thường trong điều kiện nền kinh tế xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, vì Vinacomin chỉ xuất khẩu phần còn lại sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ than trong nước và ổn định việc làm cho người lao động, an sinh xã hội trên địa bàn. Hơn nữa, chúng ta đang thực hiện cơ chế thị trường có định hướng của Nhà nước cho nên việc mua - bán, xuất nhập khẩu than cũng theo giá thị trường. Nhu cầu trong nước chưa tiêu dùng hết, lượng tồn kho cao nên xuất khẩu sẽ giúp cân đối nguồn ngoại tệ, để nhập khẩu máy móc, bù giá trong nước nhiều năm qua; đặc biệt là ổn định và duy trì năng lực sản xuất, có nguồn vốn để đầu tư phát triển, từng bước tăng dần, sản lượng đáp ứng nhu cầu than trong nước tăng cao vào sau năm 2016. Đồng thời, hiện nay cứ xuất khẩu 1 triệu tấn than sẽ tăng thu khoảng 400 tỷ đồng nộp ngân sách, chúng ta thu được dòng tiền sớm góp phần giải quyết khó khăn, phát triển kinh tế. Mặt khác, ngành than còn phải đảm bảo việc làm cho hơn 10 vạn công nhân mỏ.

Việc xuất hay nhập khẩu than trong tương lai không phải là một nghịch lý bởi có sự khác nhau giữa một số chủng loại than xuất khẩu và nhập khẩu, không phải loại than nào cũng có thể dùng cho điện như than cục, than cám Antraxit chất lượng cao dùng làm nguyên liệu cho luyện kim và một số ngành sẽ có giá trị kinh tế cao hơn... Do vậy, có những loại than chúng ta vẫn phải nhập như than mỡ cho luyện cook hiện nay, than nhiệt cho một số nhà máy nhiệt điện sau này, nhưng có loại vẫn xuất khẩu khi trong nước chưa dùng hết như than cục, than cám chất lượng cao...

Hơn nữa, chi phí sản xuất, khai thác tăng là quy luật của ngành mỏ do khai thác ngày càng đi sâu vào lòng đất làm tăng giá thành, các mỏ lộ thiên đã được khai thác giảm dần và hiện đang phải tăng khai thác hầm lò, có nhiều nơi xuống sâu hơn âm 300 - 500m so với mặt nước biển; trong từng giai đoạn độ sâu khai thác hợp lý sẽ có ý nghĩa quyết định giá thành, do đó cũng có ý nghĩa quan trọng tới việc xuất hay nhập khẩu than trong từng giai đoạn.

Ngoài ra, nếu xét theo góc độ kinh doanh, địa bàn hoạt động: Nếu ở địa bàn nhập khẩu mà rẻ hơn sản xuất trong nước thì sẽ có lợi thế về tài chính. Ví dụ sau này than được khai thác ở phía Bắc, nếu chuyển vào phía Nam cho các nhà máy nhiệt điện mà giá lại cao hơn nhập khẩu do lợi thế về vận chuyển thì nhập khẩu ở miền Nam sẽ có lợi hơn.

Ngược lại ở phía Bắc, nếu bán xuất khẩu sang các nước bên cạnh một số chủng loại có chi phí vận chuyển thấp thì tính chung vẫn hiệu quả hơn. Nhiều nước trên thế giới cũng đang làm như vậy, có nước sử dụng đến vài tỷ tấn than một năm nhưng cũng vừa nhập, vừa xuất hàng trăm triệu tấn mỗi năm, quan trọng nhất là hiệu quả kinh tế và an ninh năng lượng.

Đình Dũng

Công thương

Các tin tức khác

>   Đừng ưu ái DN ngoại quá đà! (18/11/2013)

>   Cứu DN có nợ xấu: Cần làm thận trọng (18/11/2013)

>   Bridgestone đầu tư thêm gần 650 triệu đô la (17/11/2013)

>   Công nghiệp sáng tạo Việt Nam: Vẫn ở vạch xuất phát (17/11/2013)

>   Niềm vui 60 tỷ USD: Việt Nam được bao nhiêu? (17/11/2013)

>   Thủy sản Sông Hậu thêm khó khăn vì nội bộ mâu thuẫn (17/11/2013)

>   Đa ngành có phải là cái bẫy ? (17/11/2013)

>   Báo Italy: Việt Nam sẽ là điểm hấp dẫn nhà đầu tư (17/11/2013)

>   Hà Nội: Gỡ mãi nhưng… doanh nghiệp chưa hết khó (16/11/2013)

>   Hãng kem của tỷ phú Warren Buffett đến Việt Nam (16/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật