Thứ Hai, 18/11/2013 06:21

Đừng ưu ái DN ngoại quá đà!

Theo Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 10 tháng đầu năm nay đã đạt trên 19 tỉ USD, tăng hơn 65% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự kiến vốn FDI đăng ký trong năm nay sẽ vượt mức 20 tỉ USD.

Đây là tín hiệu tốt cho nền kinh tế vì doanh nghiệp (DN) ngoại đã nhìn thấy cơ hội tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tập trung ưu ái quá đà cho dòng vốn ngoại mà bỏ quên DN nội sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy.

Thực tế, việc cạnh tranh thu hút vốn FDI không chỉ diễn ra ở tầm quốc gia Việt Nam với các nước trong khu vực mà còn diễn ra giữa các địa phương trong nước. Các địa phương đua nhau cải thiện các chính sách thực thi pháp luật như thuế, hải quan, hoàn chỉnh điều kiện kết cấu hạ tầng và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực… Mới đây, tại một buổi giao lưu trực tuyến, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, đã thẳng thắn chia sẻ: “Mặc dù không có chính sách cụ thể ưu đãi các DN bán lẻ ngoại nhưng ở một số địa phương các DN này vẫn được ưu ái.

Đơn cử như mặt bằng, các DN nội phải chờ đợi rất lâu để xin mặt bằng ở tỉnh nhưng không được giải quyết mà vị trí đó đã “rơi” vào tay DN ngoại”. Có những DN ngoại đầu tư những dự án lớn thì được chính quyền địa phương “nâng như nâng trứng”. Có ý kiến cho rằng chính sự ưu ái “bảo kê” của các địa phương đã tạo cơ hội cho DN ngoại báo lỗ nhiều năm mà không bị phát hiện để sau đó họ thực hiện hành vi chuyển giá trốn thuế. Trong khi đó, hầu như DN nội hiện nay đang gặp vấn đề rất lớn về thuế và thủ tục hải quan. Các DN nội xuất khẩu đều đang kêu khó về thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT), tốn hàng tỉ đồng vì hàng nhập khẩu mắc kẹt ở cảng chờ thủ tục. Thuế chồng thuế, chính sách quy định chồng chéo đã khiến DN nội khó lại càng khó. Thậm chí, DN nội hết đường làm ăn bị DN ngoại “nuốt chửng” dần.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng đây là kết cục dự đoán trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Từ năm 2009, các DN FDI có thể thêm quyền sản xuất lẫn phân phối trực tiếp tại Việt Nam.

Năm 2015, theo lộ trình gia nhập Hiệp định thương mại tự do, nhiều dòng thuế sẽ cắt giảm xuống còn 0%. Đây là điều kiện thuận lợi cho các DN FDI giảm sản xuất, tăng nhập khẩu hàng hóa và phân phối trực tiếp.

Nếu Việt Nam vẫn tiếp tục giữ quan điểm thu hút FDI bằng cách “hạ giá mọi thứ có thể” thì chẳng mấy chốc những lĩnh vực sản xuất trọng điểm sẽ thuộc hết vào tay DN ngoại. Lúc đó, DN nội chỉ có nước đi làm thuê mà thôi.

Quang Huy

Pháp luật tphcm

Các tin tức khác

>   Cứu DN có nợ xấu: Cần làm thận trọng (18/11/2013)

>   Bridgestone đầu tư thêm gần 650 triệu đô la (17/11/2013)

>   Công nghiệp sáng tạo Việt Nam: Vẫn ở vạch xuất phát (17/11/2013)

>   Niềm vui 60 tỷ USD: Việt Nam được bao nhiêu? (17/11/2013)

>   Thủy sản Sông Hậu thêm khó khăn vì nội bộ mâu thuẫn (17/11/2013)

>   Đa ngành có phải là cái bẫy ? (17/11/2013)

>   Báo Italy: Việt Nam sẽ là điểm hấp dẫn nhà đầu tư (17/11/2013)

>   Hà Nội: Gỡ mãi nhưng… doanh nghiệp chưa hết khó (16/11/2013)

>   Hãng kem của tỷ phú Warren Buffett đến Việt Nam (16/11/2013)

>   TPP- Khi lợi thế không tự đến (16/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật