Thứ Hai, 25/11/2013 07:07

Phát triển nông nghiệp: Bài toán mở

Hiện nay nông nghiệp nước ta đang đứng trước thử thách rất lớn mà nguy cơ là chững lại...

Mặc dù chính sách của Đảng, nhà nước trong mấy chục năm qua rất tập trung chính sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát huy vai trò đặc biệt nông nghiệp, tuy nhiên giữa nỗ lực đó với hiệu quả mang lại chưa tương xứng. Lý do nằm 3 vấn đề lớn:

Vấn đề lớn thứ nhất là đưa khoa học công nghệ đi vào sản xuất, đưa thị trường, quan hệ thị trường đi vào mô hình tổ chức sản xuất. Ai cũng biết, muốn phát triển trồng trọt quyết định là khâu giống, muốn phát triển chăn nuôi quyết định là thức ăn. Còn nhớ năm 1981, khi dược sĩ Ti - cô - lốp sang VN nghiên cứu về chăn nuôi, ông nói một câu rất hài hước: "Nuôi lợn muốn lấy thịt thì phải cho ăn ngô, muốn lấy phân thì cho ăn bèo hoa dâu. Không biết VN nuôi lợn để lấy thịt hay lấy phân?" Đây là một vấn đề mà bây giờ vẫn hiện thực. Tại sao vấn đề trồng trọt quyết định là giống?

Thập niên 50 Ấn Độ nổi tiếng một cuộc cách mạng xanh thực chất là đưa phân vô cơ vào trồng trọt, nhưng không là gì so với vấn đề công nghệ sinh học vào giống của thời đại ngày nay. Cứ nhìn giống của VN so với Thái Lan, chúng ta thấy tụt hậu cỡ nào. Về chăn nuôi chúng ta thấy rằng thức ăn gia súc bây giờ chúng ta kiểm soát đến đâu hay bỏ ngỏ thị trường và chúng ta không tập trung sản xuất để phát triển nắm chắc về thức ăn gia súc. Đây là trở ngại lớn, nếu không có chính sách mạnh để giải quyết hai bài toán này thì chúng ta không thể tái cơ cấu về nông nghiệp phát triển bền vững trong hội nhập.

Vấn đề thứ hai, trở ngại của phát triển nông nghiệp là phương thức tổ chức sản xuất. Kinh tế hộ đã là chiếc đũa thần để quyết bài toán về nông nghiệp của ta nhưng đã đến đỉnh. Có 2 nội dung cần lưu ý:

Nội dung thứ nhất là quy mô sản xuất. Tại kỳ họp Quốc hội khóa XII khi bàn về thuế nông nghiệp, tôi đã đề nghị chúng ta nên chọn mô hình mở rộng các trang trại theo hình thức chủ trang trại thuê đất của nông dân nhiều hơn là tích tụ sở hữu đất. Theo đó, nếu anh thuê đất nông dân thì tôi miễn thuế hoàn toàn và khuyến khích, còn nếu anh mua đất chuyển nhượng để tích tụ là chúng tôi đánh thuế. Người nông dân có thể chuyển từ người làm chủ miếng đất nhỏ trở thành người làm thuê nhưng vẫn là người chủ của miếng đất đang có. Đây là mô hình rất thành công và ở Bắc Âu, 70% các trang trại lớn đều thuê đất của nông dân với chính sách khuyến khích nhà nước.

Nội dung thứ hai là giải quyết bài toán tín dụng. Chúng ta có thể tổ chức mô hình tín dụng nhỏ như Băng-la-đét mà các nước đã làm.

Vấn đề thứ ba, liên quan đến chế biến nông sản. Tại tháng 5/2013, khi bàn về thuế, tôi có đề nghị chúng ta có ưu đãi hoàn toàn cho tất cả nhà máy chế biến nông sản dùng 100% nguyên liệu trong nước để nâng giá trị gia tăng tăng lên nhưng không được Quốc hội chấp nhận. Tôi nghĩ đây là con đường phải làm để chúng ta phát triển ngành công nghiệp chế biến về nông sản. Tuy nhiên, vấn đề này nằm ngoài khả năng của Bộ trưởng Bộ NN&PTNN. Dĩ nhiên, ưu đãi này có thời hạn chứ không vĩnh viễn. Cần tạo đột phá về công nghiệp chế biến, hình thành những cứ điểm nông - công nghiệp, đó là con đường để giải quyết bài toán nông nghiệp.

TS Trần Du Lịch

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Thị trường urê: Giá đang “nóng” dần (23/11/2013)

>   Lối thoát cho ngành cà phê (21/11/2013)

>   Cá tra vào nhóm thủy sản tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ (21/11/2013)

>   Trình Chính phủ chính sách hỗ trợ vay tái canh cà phê (21/11/2013)

>   Cạn nguồn cung gạo cho xuất khẩu (20/11/2013)

>   TPP khiến nông nghiệp VN thay đổi theo hướng nào? (20/11/2013)

>   Nông nghiệp yếu kém do "khách quan và thiên tai" (20/11/2013)

>   Cánh đồng mẫu lớn: Lối thoát đầy cạm bẫy (18/11/2013)

>   Thị trường ca cao Việt nhiều tiềm năng (15/11/2013)

>   Chuyển diện tích cà phê già cỗi sang trồng ca cao (13/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật