Thứ Ba, 12/11/2013 10:29

Không tháo gỡ xung đột pháp luật, gói 30.000 tỉ không thể chạy!

Nguyên nhân chính khiến gói 30.000 tỉ đồng không thể “chạy” tốt là do những xung đột trong các quy định của pháp luật. Nếu không tháo gỡ những xung đột này thì gói 30.000 tỉ đồng không thể đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng như những hoạch định ban đầu.

Trong khi đó hàng chục ngàn người thuộc 8 nhóm đối tượng được vay ưu đãi từ gói 30.000 tỉ đồng chưa có nhà mong mỏi được vay nguồn vốn có hỗ trợ lãi suất này để mua nhà nhưng không được.

Chung cư Đông Hưng Thuận - một trong những dự án NOXH đầu tiên của thành phố

Nhịn thèm!

Trong chương trình lắng nghe và trao đổi do HĐND TPHCM về chương trình nhà ở xã hội (NOXH) được tổ chức ngày 10.11, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM - cho rằng, hiện nay nhu cầu nhà ở trong các nhóm đối tượng được vay vốn từ gói 30.000 tỉ đồng là rất lớn.

Chỉ tính riêng nhóm đối tượng là cán bộ công nhân viên trên địa bàn TPHCM đã có khoảng 150.000 người.

Đó là chưa kể số lượng cán bộ công nhân viên làm việc trong các cơ quan, ban ngành trung ương trên địa bàn thành phố, lực lượng vũ trang... Gói 30.000 tỉ đồng chủ yếu nhắm đến nhóm đối tượng này.

Trong đó, có 21.000 tỉ đồng dành cho người mua nhà vay, số còn lại dành cho doanh nghiệp vay.

Cũng theo ông Lê Hoàng Châu, đây là cơ hội chưa từng có giúp người làm công ăn lương tiếp cận vốn vay lãi suất ưu đãi.

Trên thực tế, trong số 100 người trong đợt đầu được thuê mua NOXH trên địa bàn TPHCM chỉ có 2 người tham gia gói 30.000 tỉ đồng.

Hàng chục ngàn người có nhu cầu mua nhà và gói 30.000 tỉ đồng là cơ hội hiếm có, thế nhưng trên thực tế số lượng người được tiếp cận nguồn tín dụng này là chưa đáng kể.

Vì sao có tình trạng “chết khát trên trên sông” như vậy? Theo lý giải của các chuyên gia, nguyên nhân chính là do vẫn còn quá nhiều rào cản để người dân có thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này.

Ngân hàng ngại rủi ro

Lý giải vì sao các ngân hàng vẫn còn khá khắt khe trong việc xét duyệt hồ sơ cho vay từ gói 30.000 tỉ đồng (có hỗ trợ lãi suất ưu đãi cho người dân vay mua nhà, thực hiện theo Nghị quyết 02 của Chính phủ), ông Trần Đình Cường – Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Chi nhánh TPHCM cho rằng một dự án bất động sản (BĐS) kéo dài trong nhiều năm, nếu vì lý do gì đó dự án bị tắc.

Lúc đó có tranh chấp đưa ra tòa, tòa sẽ tuyên hợp đồng sẽ vô hiệu, như vậy thiệt thòi sẽ thuộc về ngân hàng. Vì vậy các ngân hàng vẫn còn thận trọng việc xét duyệt hồ sơ cho vay.

Đại diện BIDV (một trong 5 NHTM được giao triển khai gói 30.000 tỉ đồng) cho biết, sau vài tháng đưa vào triển khai gói 30.000 tỉ đồng đã có vướng mắc. Sau đó Bộ Xây dựng đã có hướng dẫn tháo gỡ.

Mặc dù vậy, trên thực tế mẫu xác minh về điều kiện nhà ở nhiều nơi xác nhận không đúng mẫu quy định. Đề nghị các chính quyền quận - huyện cập nhật hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho người dân.

Về công chứng hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, kiến nghị Bộ Tư pháp có hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc để có thể hỗ trợ cho người dân vay được vốn có ưu đãi lãi suất mua nhà.

Một số vấn đề liên quan đến đến ngân hàng, nhiều người dân gọi đến chương trình lắng nghe vào trao đổi bày tỏ băn khoăn về thời hạn cho vay của gói 30.000 tỉ đồng quá ngắn, tạo áp lực trả nợ...

Về vấn đề này, ông Trần Đình Cường cho rằng thời hạn 10 năm là thời hạn có hỗ trợ lãi suất, cũng có ngân hàng cho vay thời hạn 15 năm...

Từ năm thứ 11 trở đi, lúc đó thu nhập của người dân khá hơn, áp lực giảm bớt, dư nợ giảm dần, lãi suất giảm đi không gây áp lực lớn.

Cũng theo ông Trần Đình Cường, đây là lần đầu tiên Nhà nước có một nguồn hỗ trợ lớn như vậy lên đến 30.000 tỉ đồng và thời gian dài nhất 10 năm.

Đại diện BIDV cho biết, lãi suất cho vay từ năm thứ 11 trở đi tính bằng lãi suất 12 tháng cộng phí 2% vẫn thấp hơn lãi suất bình thường.

Đại diện Sở Tư pháp TPHCM cho rằng việc công chứng cho các hợp đồng mua bán tài sản (nhà ở) hình thành trong tương lai là một xung đột pháp luật. Bởi Luật Dân sự, Luật Nhà ở quy định chỉ công chứng cho nhà đất có giấy tờ.

Trong khi đó, việc người dân vay vốn từ gói 30.000 tỉ đồng để mua các căn hộ hình thành trong tương lai rõ ràng, mà đã là tài sản hình thành trong tương lai thì làm gì có giấy tờ, như vậy là không đáp ứng được quy định hiện nay.

Cũng theo đại diện Sở Tư pháp, hiện nay sở đã trình UBND TPHCM có kiến nghị Bộ Tư pháp và các ngành để sửa quy định này. Hiện tại, Cục Đăng ký quốc gia cũng đã hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc này, chỉ mang tính tình huống.

Từ việc công chứng mua bán tài sản hình thành trong tương lai thành công chứng quyền thế chấp tài sản hình thành trong tương lai và đã có một số ngân hàng đang thực hiện theo hướng này.

Ngọc Huân

lao động

Các tin tức khác

>   Hơn 100 hộ dân bị lừa mua nhà trên giấy (12/11/2013)

>   “Tồn kho” sổ hồng, lỗi tại ai? (12/11/2013)

>   Bộ Xây dựng bảo vệ cách tính diện tích căn hộ (12/11/2013)

>   Tiếp tục cuộc chơi với bất động sản hạng sang (12/11/2013)

>   Lãi suất gói 30.000 tỉ đồng chưa thể ở mức 3% (12/11/2013)

>   Đại gia bất động sản cắn răng biếu không trăm tỷ cho EVN (12/11/2013)

>   Đà Nẵng triển khai có hiệu quả gói 30.000 tỷ đồng (11/11/2013)

>   Thời gian sở hữu chung cư - thế nào là phù hợp? (11/11/2013)

>   PDR mạnh tay giảm 92% kế hoạch lãi trước thuế (11/11/2013)

>   Dự án "tai tiếng" CT1 Vân Canh lại rơi vào bế tắc (11/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật