Thứ Năm, 07/11/2013 10:37

Doanh nghiệp đã tiếp cận được vốn

Ông Đỗ Văn Vẻ cho biết, nếu chính sách tiền tệ vẫn giữ nhịp điệu trong thời gian tới thì chắc chắn nhiều DN sẽ quay trở lại hoạt động và tiếp tục tăng trưởng mạnh. DN cũng mong muốn ngân hàng duy trì chính sách lãi suất ổn định để DN có điều kiện hoạch định chiến lược, đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.

Ông Đỗ Văn Vẻ - Đại biểu Quốc hội, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hương Sen trả lời phỏng vấn phóng viên Thời báo Ngân hàng.

Đứng ở góc độ đại biểu Quốc hội và là người tham gia điều hành DN, ông có thể lý giải tại sao lãi suất giảm nhưng nhiều DN vẫn dè dặt vay vốn?

Đúng là lãi suất ngân hàng đã giảm nhưng ngay DN đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của ngân hàng cũng dè dặt vay vốn. Bản thân các DN này đang tự cân đối, điều chỉnh mục tiêu kinh doanh, quy mô kinh doanh ở mức hợp lý hơn. Đặc biệt, các DN cũng không đầu tư dàn trải mà phải tính toán, làm ăn hiệu quả để không ảnh hưởng tới thương hiệu, uy tín của DN.

Qua tiếp xúc cử tri là chủ các DN, họ cho biết so với vài năm trước, các chính sách điều hành quyết liệt của ngành Ngân hàng đã có thay đổi rất lớn mà cộng đồng DN, đại biểu Quốc hội đánh giá cao.

Ông có thể nói cụ thể hơn về kết quả sau các giải pháp quyết liệt của NHNN trong việc hỗ trợ DN?

Điều dễ nhận thấy nhất như tôi đã đề cập ở trên là lãi suất cho vay của ngân hàng đã giảm mạnh, chỉ còn bằng 50% lãi suất cho vay năm 2011, tương đương với mức lãi suất giai đoạn 2005 - 2006. Điều này làm cho DN dễ chịu hơn, thuận lợi hơn trong sản xuất kinh doanh. Những DN quản lý tốt, kinh doanh có hiệu quả và làm ăn bài bản rất thuận lợi trong công tác tiếp cận vốn ngân hàng.

Nhiều DN cho biết, không những thủ tục vay vốn thuận tiện, ngân hàng còn chủ động đặt vấn đề với DN để cho vay vốn. Tôi cũng đánh giá cao việc ngân hàng đưa ra cam kết đảm bảo không sợ thiếu vốn đáp ứng cho các DN đủ điều kiện, nhất là những DN lớn, có thương hiệu và thị trường tốt.

Ngoài việc NHNN chỉ đạo, điều hành để lãi suất giảm mạnh mà cộng đồng DN chúng tôi được hưởng lợi trực tiếp thì các chính sách điều hành thị trường vàng của Chính phủ và NHNN cũng đang phát huy hiệu quả. Hiện nay, khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới đã thu hẹp hơn và thị trường vàng khá ổn định.

Việc NHNN cho phép các TCTD không xem xét các điều kiện về các khoản nợ cũ khi khách hàng vay vốn mới có dự án tốt, đảm bảo trả được nợ sẽ tác dụng thế nào đến các DN, thưa ông?

Khi ngân hàng đưa ra những chính sách giảm lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ, cơ cấu lại nợ đã hỗ trợ cho DN rất nhiều và DN được hưởng các chính sách này đều có ý thức rất tốt trong việc sản xuất, kinh doanh. Trong giai đoạn khó khăn vừa qua, bản thân các DN cũng tự tái cấu trúc, nâng cao trình độ quản lý, bố trí các lĩnh vực đầu tư hợp lý hơn. Nhiều DN cũng chú trọng phát triển các ngành hàng truyền thống của mình, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm... Vì vậy, ngân hàng tiếp tục tin tưởng DN và hai bên cùng tìm ra các biện pháp để tiếp tục tháo gỡ khó khăn.

Tôi được biết, sự hỗ trợ, phối hợp của ngân hàng đã giúp nhiều DN vượt qua khó khăn, thậm chí nhiều DN từ hạn mức “đỏ” không được vay vốn, không được tiếp cận vốn đến nay đã được vay vốn.

Nhân đây, ông có kiến nghị gì với ngân hàng?

Các DN mong muốn ngân hàng tiếp tục phân loại, nếu xét thấy DN có tiềm năng, có thể tin tưởng vào sự hồi phục và phát triển thì ngân hàng tiếp tục hỗ trợ DN. Đặc biệt là những DN trực tiếp làm hàng xuất khẩu, tạo việc làm cho nhiều lao động thì chúng ta cần có chính sách hỗ trợ để họ xuất khẩu hàng hóa, thu về ngoại tệ. Vì nếu DN này khó khăn, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chúng ta bị mất thị trường, mất thương hiệu thì sẽ rất khó để lấy lại thị trường sau này.

Có thể nói rằng, nếu chính sách tiền tệ vẫn giữ nhịp điệu trong thời gian tới thì chắc chắn nhiều DN sẽ quay trở lại hoạt động và tiếp tục tăng trưởng mạnh. DN cũng mong muốn ngân hàng duy trì chính sách lãi suất ổn định để DN có điều kiện hoạch định chiến lược, đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.

Cộng đồng DN cũng kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng phải đưa ra các hàng rào kỹ thuật, tăng cường quản lý thị trường, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng trong nước sản xuất được để tạo cơ hội cho DN trong nước.

Quang Cảnh

THỜI BÁO NGÂN HÀNG

Các tin tức khác

>   Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước: Mới chỉ là thay “áo”! (07/11/2013)

>   8 “ông lớn” “xin” Chính phủ không… giảm thuế, kích cầu (07/11/2013)

>   Khai thác khoáng sản: Cấp phép tràn lan, quản lý chồng chéo (07/11/2013)

>   Làm sạch lý lịch, đại gia 'chối' nợ vòng quanh (07/11/2013)

>   “Yếu bóng vía”: Doanh nghiệp Việt hại mình (07/11/2013)

>   Tham nhũng làm hại môi trường kinh doanh (07/11/2013)

>   Ngành thép tăng trưởng nhờ xuất khẩu (06/11/2013)

>   Các tập đoàn hàng đầu Pháp quan tâm tới Việt Nam (06/11/2013)

>   Chất vấn Thủ tướng về tiến độ nhà máy điện hạt nhân (06/11/2013)

>   Vốn ít lại đầu tư dàn trải (06/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật