Thứ Tư, 20/11/2013 16:04

20 ngân hàng đã chuyển nợ xấu qua VAMC

Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã ký hợp đồng mua nợ từ 20 tổ chức tín dụng, tính đến 20-11, theo nguồn tin từ một lãnh đạo công ty.

“Tổng số nợ gốc chúng tôi đã mua từ các tổ chức tính đến nay khoảng 17.700 tỉ đồng nợ gốc, tương đương với 14.000 tỉ đồng trái phiếu đặc biệt đã và sẽ phát hành (đã trừ đi số tiền các tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro cho toàn bộ số nợ trên - PV)”, vị này cho hay.

Tính từ khi khởi động việc mua nợ, trung bình một tuần VAMC đã mua khoảng 1.000 tỉ đồng nợ xấu.

Phó chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết, “Tuần tới chúng tôi cũng dự kiến ký hợp đồng mua số nợ khoảng 1.000 tỉ đồng, trong đó ngoài các ngân hàng đã bán nợ cho VAMC sẽ có thêm 2 ngân hàng lần đầu tiên bán nợ”. Dự kiến tiến độ mua nợ xấu cho tới hết 2013 sẽ đạt kế hoạch đặt ra là 35.000 tỉ đồng bằng trái phiếu đặc biệt.

Trong các ngân hàng đã bán nợ cho VAMC, đáng chú ý ngoài Agribank là ngân hàng quốc doanh đầu tiên đã chuyển giao hơn 8.000 tỉ đồng nợ gốc còn có Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB). MHB đang chuyển cho VAMC khoảng 500 tỉ đồng nợ xấu.

Song, nguồn tin khác cho biết một số ngân hàng gốc quốc doanh lớn khác ngoài Agribank đang chuẩn bị bán nợ cho VAMC, số liệu từ vài trăm tới hơn 1.000 tỉ đồng/ngân hàng sắp tới.

Ông Hùng cho hay có một điểm tích cực trong số các khoản nợ các ngân hàng đã bán cho VAMC là đã có những khoản nợ xấu thu hồi được, dù không phải những khoản nợ lớn nhưng đó cũng là tín hiệu đáng mừng.

Một điểm thuận lợi giúp cho các ngân hàng và VAMC đẩy nợ xấu đi nhanh hơn là việc NHNN tuần qua đã ban hành văn bản 8499 hướng dẫn chế độ hạch toán nghiệp vụ mua bán nợ xấu của VAMC và tổ chức tín dụng. Văn bản này cho phép các tổ chức tín dụng hạch toán toàn bộ khoản dự phòng rủi ro chưa sử dụng đến được xuất toán ra ngoại bảng. Đây là động lực rất lớn để các tổ chức tín dụng tiếp tục tích cực chuyển nợ qua VAMC. Bởi từ trước đến nay các tổ chức chưa biết hạch toán khoản tiền này như thế nào.

VAMC hiện bắt đầu rà soát các khoản nợ để phân loại các khoản vay vào các nhóm khác nhau, trên cơ sở đó đưa ra các kịch bản xử lý.

Thống đốc NHNN tại diễn đàn Quốc hội đầu tuần này đã cho hay, thông qua biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổng số nợ được các tổ chức tín dụng cơ cấu lại khoảng 300.000 tỉ đồng, chiếm 10% tổng dư nợ, trong đó khoảng 60% các khoản nợ nếu không được cơ cấu lại đã trở thành nợ xấu.

Theo Thống đốc NHNN, tính đến cuối tháng 9-2013, tổng nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống ngân hàng chiếm 4,62% tổng dư nợ. Tốc độ tăng nợ xấu bình quân trong 9 tháng đầu năm 2013 đã giảm so với năm trước. Trong đó, nếu không thực hiện cơ cấu nợ và không xử lý bằng dự phòng rủi ro trong năm 2012 và 9 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu toàn hệ thống đến cuối tháng 9-2013 lên tới 12,7%.

Con số này được giới ngân hàng đánh giá là “gần sự thật nhất” trong các số liệu từ cơ quan chức năng công khai về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Hồng Phúc

tbktsg

Các tin tức khác

>   Mở hết van, tín dụng vẫn khó đạt (20/11/2013)

>   Thống đốc: Cho người nghèo vay, nợ xấu chưa tới 1% (20/11/2013)

>   Cho vay mới khó tăng khi nợ cũ tồn đọng (20/11/2013)

>   VAMC tuyển dụng nhân sự (20/11/2013)

>   Ngân hàng Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Nhật (20/11/2013)

>   Ngân hàng “đổ bộ” vào thị phần bán lẻ (20/11/2013)

>   Ngân hàng 9 tháng đầu năm: Lợi nhuận – nợ xấu trái chiều (20/11/2013)

>   “Chạy” nợ ngân hàng (19/11/2013)

>   Tăng trưởng tín dụng và chuyện “vay thì đứng, đòi nợ thì quỳ” (19/11/2013)

>   VIBank: Quý 3 lỗ 156 tỷ đồng, kế hoạch ngàn tỷ còn nguyên (19/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật