Thứ Tư, 02/10/2013 08:49

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu kỳ vọng tỷ giá tăng

Điều chỉnh tỷ giá theo hướng tăng thêm 2% mà Thủ tướng nêu ra mới đây, một số doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng cần sớm thực hiện để tháo gỡ bớt khó khăn cho xuất khẩu…

* Thủ tướng: Hạ giá VNĐ và nâng room ngoại tại ngân hàng lên 49% trong tương lai gần

Thị trường xuất khẩu các mặt hàng càphê, cao su… thời gian qua không tốt, giá bán thấp. Trong ảnh: thu mua cao su nguyên liệu ở Bình Phước.

Tuần qua giá cá tra trên thị trường nội địa và xuất khẩu đều tăng. Tuy nhiên, nguyên liệu cá cạn kiệt nên giá cá trong nước tăng nhanh hơn giá xuất khẩu. Điều này gây nhiều tổn thương cho những doanh nghiệp đã trót ký hợp đồng xuất khẩu giá thấp trước đó. Trong khi đó, việc hy vọng giá xuất khẩu tăng để thay đổi tình hình lúc này là rất khó, bởi lộ trình điều chỉnh giá xuất khẩu chỉ có thể diễn ra chậm chứ không thể “sốc” như nguyên liệu trong nước được. Vì vậy, phao cứu sinh duy nhất mà doanh nghiệp ngành cá tra chờ đợi lúc này là mong sao cho thông điệp điều chỉnh tỷ giá tăng thêm 2% của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sớm được áp dụng. Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu cá tra ở Tiền Giang nhẩm tính nếu tiền đồng phá giá thêm 2%, doanh nghiệp sẽ bỏ túi thêm ít nhất 1.200 đồng trên mỗi ký cá tra philê xuất khẩu.

“Giá xuất khẩu trung bình hiện nay vào khoảng 3 USD/kg, tỷ giá tăng 2% đồng nghĩa với việc mỗi đôla thu về thêm 400 đồng nếu tính biên tham chiếu là 20.000 đồng ăn 1 USD”, vị giám đốc này phân tích.

Trong khi đó, theo tính toán của doanh nghiệp, nếu có thay đổi tỷ giá thì cũng ít tác động đến mặt bằng nguyên liệu thức ăn nhập khẩu bởi hầu hết các mặt hàng đang trong chu kỳ giá thấp. Chẳng hạn như giá đậu nành, bắp, cám gạo, cám mì… vốn chiếm đa số trong thành phần thức ăn nuôi cá đang rẻ hơn 10 – 15% so với hồi giữa năm nay. Hơn nữa, doanh nghiệp còn cho biết giá thức ăn chăn nuôi mà các nhà máy bán ra trong các tháng còn lại của năm 2013, được cấu thành từ nguyên liệu nhập khẩu cách đây hai ba tháng. Nay, tỷ giá có thay đổi cũng không ảnh hưởng nhiều đến giá đầu vào vì doanh nghiệp nếu có nhập khẩu nữa thì nguyên liệu cũng chỉ được sử dụng cho năm sau.

Không chỉ cá tra, sở dĩ nông dân trồng lúa, càphê, cao su… không có lợi nhuận cao là do thị trường xuất khẩu các mặt hàng này thời gian qua không tốt, giá bán thấp. Dự báo thị trường xuất khẩu sẽ còn khó khăn kéo dài đến hết năm nay nên một số doanh nghiệp cho rằng điều chỉnh tỷ giá lúc này là cần thiết.

Hoàng Bảy

sgtt

Các tin tức khác

>   Trật tự mới cho doanh nghiệp nhà nước (02/10/2013)

>   Kinh tế thủy sản phải kết hợp hài hòa giữa các lợi ích (02/10/2013)

>   Tăng trưởng trong khó khăn (02/10/2013)

>   Sếp Doanh nghiệp nhà nước và nỗi lo mất quyền khi cổ phần hóa (02/10/2013)

>   Bộ Y tế sắp “trả lại tên” cho… sữa (01/10/2013)

>   Tổng vốn các dự án FDI trong 9 tháng tăng 36,1% (01/10/2013)

>   Ngành nông nghiệp: Người khổng lồ nhiều... bệnh (01/10/2013)

>   Con tôm vào Mỹ được “cởi trói”, chưa vội mừng (01/10/2013)

>   Cả nước tồn kho 316.000 tấn thép (01/10/2013)

>   Sự 'bí hiểm' của nền kinh tế Việt (01/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật