Thứ Ba, 29/10/2013 15:16

Kinh tế TP.HCM cuối năm đối mặt nhiều khó khăn

Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại cuộc họp về tình hình kinh tế xã-hội tháng 10 ngày 29/10, bước vào quý cuối của năm 2013, thành phố đối diện với khá nhiều khó khăn trong các lĩnh vực như xuất khẩu, do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế cả nước.

Ông Thái Văn Rê, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố cho biết, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 10 ước đạt trên 52.264 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ.

Tính chung 10 tháng đầu năm, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt gần 493.234 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tháng 10 ước đạt 2,2 tỷ USD, giảm 16,5% so với cùng kỳ trong khi kim ngạch nhập khẩu vẫn ở mức 2,3 tỷ USD.

Nếu không tính giá trị dầu thô, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 1,67 tỷ USD, giảm 10,9% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 21,76 tỷ USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ. Một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ là gạo, cà phê, thủy sản, giày dép...

Nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ được đánh giá là do giá trị gia tăng một số mặt hàng xuất khẩu đạt thấp (nông sản, thủy sản), chỉ xuất khẩu dạng thô hoặc sơ chế hay chỉ gia công (đối với mặt hàng giầy dép). Mặt khác, do kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi trong năm 2013 nên cũng ảnh hưởng nhất định đến thị trường xuất khẩu.

Trong khi đó, thương mại dịch vụ tăng 17,6%, vận tải tăng 9% nhưng tốc độ tăng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ.

Về thu ngân sách, bà Đào Thị Hương Lan, Giám đốc Sở Tài chính thành phố cho biết tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 10 tháng ước đạt trên 186.579 tỷ đồng, đạt 78,8% dự toán, tăng 8,3% so cùng kỳ.

Đây là kết quả khá tích cực nhưng vẫn chưa đủ điều kiện đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2013 của thành phố do chỉ tiêu thu ngân sách Trung ương giao quá cao so với điều kiện và khả năng của thành phố.

Phân tích tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 2 tháng cuối năm, ông Trần Anh Tuấn, Trưởng phòng Nghiên cứu tổng hợp, Viện nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, kinh tế 10 tháng có dấu hiệu tốt, chỉ số phát triển công nghiệp tăng 5,9% nhưng 4 ngành công nghiệp trọng điểm chỉ tăng 5,5%, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân trong khi thành phố đã có nhiều ưu tiên.

Nguyên nhân là do công nghiệp điện tử chỉ tăng trưởng 2,9% do sức mua trong dân có xu hướng chậm lại, công nghiệp cơ khí tăng 4,7 do sức cạnh tranh yếu.

Trong những tháng qua, một số ngành như doanh thu vận tải, du lịch có mức tăng trưởng cao, đây là điểm nổi bật, kéo tốc độ tăng mạnh lên, xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ.

Với những giải pháp trọng tâm đưa ra tại cuộc họp, ông Trần Anh Tuấn cho rằng thành phố cần chú trọng chương trình bình ổn giá những mặt hàng thiết yếu những tháng cuối năm; đôn đốc thực hiện giải ngân các dự án đầu tư.

Với tỷ lệ nợ xấu ở các tổ chức tín dụng vẫn tăng, dự báo còn tiếp tục gia tăng do hệ quả tích tụ trước đó, thành phố cần tiếp tục phát huy vai trò gắn kết giữa tái cơ cấu ngân hàng, doanh nghiệp và đầu tư công./.

Liên Phương

vietnam+

Các tin tức khác

>   Nhập khẩu ôtô hạng sang tăng mạnh (29/10/2013)

>   Cán cân thương mại Việt – Trung: Lệch vì nhập siêu (29/10/2013)

>   Đại gia Nissin và Kinh Đô oanh tạc thị trường mỳ gói (29/10/2013)

>   Thu hồi dự án khách sạn 5 sao (29/10/2013)

>   Vietnam Airlines ký hợp đồng mua 40 động cơ máy bay (29/10/2013)

>   Hiện tại ảm đạm, tương lai mờ mịt (29/10/2013)

>   Nhập siêu từ Trung Quốc tăng mạnh (29/10/2013)

>   Đừng vội “đổ tiền” vào Myanmar (29/10/2013)

>   "Việt Nam đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân" (28/10/2013)

>   Sức mua giảm, doanh nghiệp điện máy vẫn ồ ạt mở siêu thị (28/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật