Thứ Ba, 29/10/2013 13:23

Cán cân thương mại Việt – Trung: Lệch vì nhập siêu

Những năm gần đây, hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có những bước tăng trưởng vượt bậc. Kim ngạch thương mại từ chỗ chỉ đạt hơn 30 triệu USD năm 1991 đã tăng lên hơn 41 tỷ USD trong năm 2012, tạo tiền đề để hai nước sớm hoàn thành mục tiêu đạt 60 tỷ USD vào năm 2015. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc nâng cao quan hệ thương mại giữa hai nước là rất tốt, tuy nhiên, cái khó ở đây là Việt Nam vẫn đang nhập siêu quá lớn từ chính thị trường này.

Trong chuyến thăm Việt Nam hồi trung tuần tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã cùng đi đến một cam kết, đến năm 2015 kim ngạch thương mại giữa hai nước sẽ đạt 60 tỷ USD. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc nâng cao quan hệ thương mại giữa hai nước nếu thực hiện được là rất tốt, tuy nhiên, cái khó ở đây là Việt Nam vẫn đang nhập siêu quá lớn từ chính thị trường này.

Nên mừng hay lo?

Những năm gần đây, hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu mới và có những bước tăng trưởng vượt bậc. Kim ngạch thương mại từ chỗ chỉ đạt hơn 30 triệu USD năm 1991 đã tăng lên hơn 41 tỷ USD trong năm 2012, tạo tiền đề để hai nước sớm hoàn thành mục tiêu đạt 60 tỷ USD vào năm 2015.

Theo giới chuyên gia, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại số một của Việt Nam trong khi Việt Nam là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tính đến hết tháng 8-2013, tổng kim ngạch hai chiều đạt gần 32 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu gồm dầu thô, nông sản, thủy-hải sản, khoáng sản, lâm sản, hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử. Trung Quốc xuất sang Việt Nam xăng dầu, sắt thép, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, phân bón, thiết bị và linh kiện ôtô, xe máy.

Thoạt nhìn qua có thể thấy, việc nâng cao quan hệ thương mại mậu dịch giữa hai nước là một tín hiệu vui. Song, nó sẽ là vui thực sự nếu hai bên có sự cân bằng về cán cân xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu nhìn lại khoảng thời gian qua, chúng ta thấy một sự chênh lệch rất lớn, đó là nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế của Việt Nam bị phụ thuộc do nhập siêu quá lớn từ nước này. Chẳng nói đâu xa, dệt may và da giày là hai ngành được coi là xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế, song hai lĩnh vực này phụ thuộc nguyên phụ liệu chính từ Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu da giày và dệt may từ Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm chiếm tới 32,53% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này, 2,73 tỷ USD. Nhiều DN trong ngành đã bày tỏ e ngại khi dệt may và da giày quá phụ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu từ Trung Quốc.

Rất khó cân bằng cán cân thương mại

Theo ông Đào Ngọc Chương- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công thương), Việt Nam từng có thời kỳ xuất siêu sang Trung Quốc, từ năm 1991-2000. Song từ năm 2001 đến nay, Việt Nam liên tục nhập siêu từ nước này với giá trị tuyệt đối và tỷ lệ trên kim ngạch xuất khẩu luôn tăng.

Điều này cũng đặt ra vấn đề rằng, đến khi nào cán cân thương mại giữa hai nước được cân bằng khi mà mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn ở thế "nhận nhiều hơn cho”? Một chuyên gia kinh tế đã bày tỏ quan ngại rằng, ngay cả khi Trung Quốc hứa hẹn tăng cường nhập khẩu từ Việt Nam, để Việt Nam có thể cải thiện cán cân thanh toán với họ thì vẫn còn nhiều điều phải cân nhắc. Bởi từ trước đến nay, trong tất cả những mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là nguyên liệu thô. Kể cả việc chúng ta khai thác khoáng sản bán cho họ cũng đang ở thực trạng xuất thô và tận diệt nguồn khoáng sản. Không đâu xa, nhìn ngay cách Trung Quốc thu mua nông sản của Việt Nam thời gian qua cho thấy họ thu mua một thứ nông sản nào mà nhằm mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam (?).

Nhìn nhận về con số 60 tỷ USD mà hai bên cam kết sẽ hướng tới trong một tương lai rất gần, chuyên gia kinh tế độc lập Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nếu có thể phát triển kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại hai chiều lên được con số như vậy thì thật đáng hoan nghênh. Song, nhìn cục diện nền kinh tế của nước ta hiện nay, khi mà chúng ta đang chủ yếu nhập siêu từ Trung Quốc, xem ra việc ký kết này Trung Quốc đang chiếm nhiều lợi thế hơn. "Với tình hình hiện nay, việc chúng ta đang nhập siêu lớn từ nước này thì kỳ vọng đạt được sự cân bằng cán cân thanh toán giữa hai nước trong một tương lai gần (2015) là điều rất khó thực hiện”, TS Hiếu nhận định.

Duy Phương

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Đại gia Nissin và Kinh Đô oanh tạc thị trường mỳ gói (29/10/2013)

>   Thu hồi dự án khách sạn 5 sao (29/10/2013)

>   Vietnam Airlines ký hợp đồng mua 40 động cơ máy bay (29/10/2013)

>   Hiện tại ảm đạm, tương lai mờ mịt (29/10/2013)

>   Nhập siêu từ Trung Quốc tăng mạnh (29/10/2013)

>   Đừng vội “đổ tiền” vào Myanmar (29/10/2013)

>   "Việt Nam đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân" (28/10/2013)

>   Sức mua giảm, doanh nghiệp điện máy vẫn ồ ạt mở siêu thị (28/10/2013)

>   Việt Nam chưa có “đại gia” chè? (28/10/2013)

>   Hàng thủ công mỹ nghệ: Dồn dập xuất sang Mỹ, EU... (28/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật