Thứ Hai, 28/10/2013 09:32

Việt Nam chưa có “đại gia” chè?

Là 1 trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nông nghiệp Việt Nam, thu hút một lượng lao động không nhỏ, nhưng không biết đến bao giờ ngành chè Việt Nam mới có “đại gia”?

Xuất khẩu đang giảm dần

9 tháng đầu năm, trong số 7 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu thì xuất khẩu chè giảm 2,8% về lượng, tuy nhiên giá xuất khẩu lại có sự tăng nhẹ. Với mục tiêu xuất khẩu cả năm của ngành chè là 155.000 tấn và kim ngạch 250 triệu USD thì mức đạt được của 9 tháng là 103.000 tấn và 150 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, bằng 97,2% nếu xét về số lượng và 102% về trị giá.

Các chuyên gia cho biết, đây là mức tăng thấp nhất cả về lượng và giá tính từ năm 2010 trở lại đây.

Xuất khẩu chè đang giảm dần về lượng

Xét về thị trường, top 10 thị trường xuất khẩu chè Việt Nam từ đầu năm đến nay gồm Đài Loan, Pakistan, Trung Quốc, Indonesia, Nga, Afganistan, Hoa Kỳ, Iran, Ba Lan và UAE. Đáng chú ý là không còn thị trường nào thuộc khu vực EU trong top này. Đây là điều rất đáng lưu tâm bởi thời gian gần đây, EU đang là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu cho hàng hóa của Việt Nam với mức tăng trưởng ngoạn mục.

Ông Đoàn Xuân Hòa- Phó Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thổ sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT)- kể, ông đã “bôn ba” đủ cả các châu Phi, Mỹ, Á để xem các nước xuất khẩu thế nào. Ông Hòa nhận xét, chẳng có nước nào “dễ” trong xuất khẩu chè như Việt Nam. Để rồi khi ra nước ngoài chè Việt Nam bỗng trọc đầu, trở thành nguyên liệu chế biến bằng thương hiệu khác. Miếng ngon nước ngoài xơi cả, trong khi để ra được tinh chè, bà con một nắng hai sương, doanh nghiệp lao tâm khổ tứ mà vẫn chỉ thu về bạc lẻ. “Việt Nam chưa có đại gia chè là vì vậy”- ông Hòa nói.

Phải làm từ khâu tổ chức

T.S Đặng Kim Sơn

Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT):

“Chỉ khi nào trong ngành hàng có sự gắn bó, tin tưởng, ràng buộc nhau thì chúng ta mới xử lý được toàn bộ các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường để bảo đảm chất lượng cho ngành chè Việt Nam”.

TS. Đặng Kim Sơn- Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) - khẳng định: “Bài học từ việc tổ chức ngành cà phê nên được áp dụng để đưa ngành chè tăng trưởng bền vững và đúng với giá trị thực”. Theo quan điểm của ông Sơn, ngành chè Việt Nam đang tồn tại nhiều vấn đề: Giống, tuổi vườn chè, vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng , rồi cả cơ giới, thu hoạch. Đó cũng chính là yếu tố trì hoãn kéo toàn bộ chuỗi giá trị cho chè Việt Nam xuống thấp nhất.

Khâu đột phá để ngành chè Việt Nam phát triển bền vững lại không nằm ở kỹ thuật, bởi nếu chúng ta chỉ quan tâm xử lý từng khâu thì sẽ không đi đến đâu cả. Theo ông Sơn, phải làm từ khâu tổ chức, mọi người có được động lực, ai làm tốt thì được thưởng, ai làm không tốt thì bị phạt và hình phạt cao nhất là bị loại khỏi chuỗi giá trị.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, cần tổ chức ngành chè với một cơ quan quản lý trung ương để quản lý thống nhất và hiệu quả. Tiến hành quy hoạch vùng trồng chè để nâng cao năng suất, chất lượng và tính an toàn của nguyên liệu chè búp tươi. Quy hoạch và sắp xếp lại, giảm số lượng nhà máy chế biến, trong đó nhà máy chế biến phải có liên kết với vùng nguyên liệu và nghiêm chỉnh áp dụng tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất.

Quang Lộc

công thương

Các tin tức khác

>   Hàng thủ công mỹ nghệ: Dồn dập xuất sang Mỹ, EU... (28/10/2013)

>   Cổ phiếu nông thủy sản xuất khẩu đã đến thời? (28/10/2013)

>   Vô địch chuyển giá, trắng trợn hơn cả Keangnam (28/10/2013)

>   10 tháng, cả nước nhập siêu 187 triệu USD (27/10/2013)

>   VNPT sẽ chỉ giữ lại Vinaphone hoặc Mobifone (27/10/2013)

>   Hơn 2 tỷ USD “đổ” vào khu công nghệ cao TP.HCM (27/10/2013)

>   Tỷ phú Hong Kong muốn tham gia thị trường bảo hiểm Việt Nam (27/10/2013)

>   Sân bay Long Thành sẽ được xem xét như thủy điện 6 và 6A (27/10/2013)

>   Loại bỏ hàng trăm dự án thủy điện khỏi quy hoạch (27/10/2013)

>   Gỡ vướng đối với hàng hóa XNK phải kiểm tra chuyên ngành (27/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật