Thứ Ba, 22/10/2013 16:10

Doanh nghiệp đa ngành thất bại không phải do… đa ngành

Tại hội nghị đầu tư 2013 “Quay về cốt lõi” ngày 22/10 tại TPHCM, các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp đều cho rằng, doanh nghiệp kinh doanh thất bại là do năng lực lãnh đạo chứ không phải do kinh doanh đa ngành.

Thời kỳ “phồn thịnh” nhiều doanh nghiệp vẫn kiên định với mục tiêu kinh doanh từ thuở khai sinh, bên cạnh đó lại có những doanh nghiệp mở rộng đầu tư sang ngành nghề khác. Theo số liệu thống kê năm 2010, các công ty đa ngành chiếm 80% doanh thu của 50 công ty hàng đầu Hàn Quốc, 90% ở Ấn Độ và 40% ở Trung Quốc. Còn tại Việt Nam, theo khảo sát tại 50 công ty hàng đầu đang niêm yết thì có 26% công ty kinh doanh đa ngành. Từ con số này để thấy rằng, mở rộng đầu tư đa ngành dường như đang có xu hướng tại châu Á.

Tuy nhiên, đối mặt với suy thoái kinh tế trong 5 năm qua, cuộc chiến đa ngành đã gặp nhiều thất bại và doanh nghiệp nhanh chóng tìm cách thu hẹp ngành nghề, quay về lĩnh vực cốt lõi. Tại hội nghị đầu tư 2013 “Quay về cốt lõi” ngày 22/10 tại TPHCM, các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp đều cho rằng, doanh nghiệp kinh doanh thất bại là do năng lực lãnh đạo chứ không phải do kinh doanh đa ngành. Thêm vào đó, khi doanh nghiệp kinh doanh đa ngành dựa vào quan hệ chính trị và thiếu một chiến lược xuyên suốt cũng không phải là cơ sở bền vững. Điển hình trong việc kinh doanh đa ngành dàn trải nhưng thất bại là CTCP Tập đoàn Mai Linh (MLG) khi vừa đầu tư taxi, rồi lấn sân sang thương mại, bất động sản và cả giáo dục. Kết quả là lỗ lũy kế đến tháng 6/2013 ở mức 123 tỷ đồng, vay nợ ngắn và dài hạn tới 1,395 tỷ đồng.

Vì thế, để kinh doanh đa ngành thành công, theo ông Dominic Scriven – Giám đốc điều hành Dragon Capital, doanh nghiệp phải có cơ cấu tài chính vững mạnh, đầu óc phân tích kinh doanh giỏi, quản trị doanh nghiệp tốt, năng lực lãnh đạo xuất sắc để tạo ra chiến lược thích hợp xuyên suốt và kế hoạch thoái vốn kiên định.

Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng, chiến lược kinh doanh tập trung chưa bao giờ lỗi thời và thường những doanh nghiệp này dễ dàng thu hút vốn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không được “ngủ quên” mà phải mở rộng kinh doanh thông minh bằng tích hợp các lĩnh vực dựa trên hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả.

Còn khi kinh doanh đa ngành thất bại, doanh nghiệp phải mạnh tay “cắt bỏ” những hoạt động không phải là thế mạnh của mình, nghĩa là tái cơ cấu lại công ty. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng sẽ gặp không ít thách thức khi quay về với kinh doanh cốt lõi do lãnh đạo thiếu tầm nhìn và tư duy chiến lược nên ra quyết định dựa trên cơ hội trước mắt hơn là xây dựng năng lực cạnh tranh cốt lõi. Đồng thời phân bổ nguồn lực bất hợp lý và sa lầy vào các kinh doanh phụ khiến tổn hao nguồn lực. Ngoài ra, tâm lý sợ thay đổi và thiếu quyết đoán trong quá trình tái cấu trúc cũng khiến doanh nghiệp gặp khó khi quay về kinh doanh cốt lõi.

 Trả lời thắc mắc của nhiều doanh nghiệp về tình hình tỷ giá từ nay đến cuối năm, Tiến sĩ Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương cho biết, tỷ giá có thể điều chỉnh trên dưới 1% và từ bây giờ sẽ linh hoạt hơn.

Thanh Nụ

Các tin tức khác

>   Cựu CEO Nokia sẽ dự lễ khánh thành nhà máy Bắc Ninh (24/10/2013)

>   Phó thủ tướng: 'Chính phủ không nhận nợ thay Vinashin' (24/10/2013)

>   Tái cơ cấu: Chỉ nghe, chưa thấy? (24/10/2013)

>   Tăng xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao (24/10/2013)

>   Vận tải biển hồi sức nhờ bán tàu (23/10/2013)

>   Tiêu thụ vật liệu, le lói tín hiệu phục hồi (23/10/2013)

>   Bộ trưởng Công thương phê duyệt khung giá phát điện, bán buôn điện (23/10/2013)

>   Chính thức khởi công dự án lọc hóa dầu 9 tỷ USD (23/10/2013)

>   Nhiều doanh nghiệp châu Âu sẽ đổ vào Việt Nam đầu tư (23/10/2013)

>   Giá cả cản trở người tiêu dùng đến siêu thị (23/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật