Thứ Năm, 10/10/2013 08:57

Cá tra mù mờ thông tin

Ngày 9/10, tại TP Cần Thơ, Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức hội thảo “liên kết trong chuỗi cá tra, vấn đề tín dụng và hợp đồng” có đại diện nhiều tổ chức nuôi, chế biến, ngân hàng và cơ quan nghiên cứu tham dự.

Ông Nguyễn Hữu Nguyên, Chủ nhiệm HTX nuôi cá tra Châu Phú (An Giang), khẩn thiết đề nghị tìm nguyên nhân tại sao ngành cá tra từ năm 2008 đến nay ngày càng kiệt quệ? Nhiều đại biểu đã cố trả lời câu hỏi này và kết quả cho ra bức tranh về ngành cá tra là “mù mờ thông tin”.

Trong khi nhiều vị lãnh đạo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản VN cho rằng, đang thiếu cá tra nguyên liệu thì ông Trần Văn Hùng (Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm TGĐ Cty TNHH Hùng Cá) khẳng định: “Không thiếu”. Cty Hùng Cá có 700 ha nuôi cá tra và nhà máy chế biến công suất 370 tấn/ngày, ông Hùng nói rằng, diện tích nuôi cá giảm nhưng doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cũng giảm sản lượng mua vì “không có tiền”. Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá Tra VN Võ Hùng Dũng cũng cho biết, khảo sát một số doanh nghiệp đều được khẳng định, không thiếu cá tra, “một doanh nghiệp vừa ký hợp đồng mua 15.000 tấn và nói muốn mua nữa cũng có”.

Phó Chủ tịch Dũng khắc họa bức tranh “mù mờ thông tin” như sau. Trong nuôi cá: Nông dân mù mờ hơn doanh nghiệp, còn doanh nghiệp chỉ hiểu được mình, từng địa phương không nắm được thực trạng và toàn ngành thì không ai nắm được. Về chế biến xuất khẩu: Nông dân biết rất ít, doanh nghiệp biết nhiều hơn nhưng cũng kém nhà nhập khẩu của nước ngoài.

Kết quả trên dẫn đến, doanh nghiệp xuất khẩu tranh nhau bán và để doanh nghiệp nước ngoài nợ, quay về kéo dài nợ với người nuôi. Ông Nguyễn Ngọc Hải, GĐ HTX nuôi cá Thới An (Ô Môn, Cần Thơ) cho biết, hợp đồng bán cá cho doanh nghiệp thường cam kết trả tiền sau 30 ngày và có khi bị kéo dài cả năm trời. Chủ nhiệm HTX nuôi cá Châu Phú (An Giang) Nguyễn Hữu Nguyên cho biết thêm, có người nuôi cá bị doanh nghiệp nợ tiền đã 3 năm “mà không biết làm sao đòi”.

Vốn ngân hàng cho ngành cá tra vay cũng trong tình trạng “mù mờ”. Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, ông Nguyễn Văn Quế, cho biết, thống kê đến tháng 8/2013, ở Đồng Tháp cho ngành cá tra vay 5.765 tỷ đồng. Trong đó, nuôi cá vay 2.074 tỷ và chế biến vay 3.691 tỷ. “Tuy nhiên, cho vay trùng các khâu bao nhiêu thì không biết vì chưa cho vay được theo chuỗi giá trị gia tăng từ thức ăn, nuôi, đến mua và chế biến xuất khẩu”, ông Quế giải thích.

“Nếu cho vay được theo chuỗi giá trị gia tăng, xong khâu nào thu khâu đó, sẽ tiết kiệm được vốn và còn theo dõi được dòng vốn tín dụng, đảm bảo hiệu quả đồng vốn, hạn chế được nợ nần giữa các khâu”, ông Quế ao ước. Đấy cũng là ao ước của mọi ý kiến tại hội thảo.

Sáu Nghệ

tiền phong

Các tin tức khác

>   Loại hai thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ra khỏi quy hoạch (10/10/2013)

>   Ôtô Việt Nam đắt đỏ vì thiếu... ốc vít (10/10/2013)

>   Nhựa gia dụng Việt Nam chiếm ưu thế trên thị trường (10/10/2013)

>   Vị đắng trong mùa thu hoạch mía (09/10/2013)

>   Hà Nội: Thị trường bán lẻ hút nhà đầu tư ngoại (09/10/2013)

>   Không lo thiếu phân bón từ năm 2015 (09/10/2013)

>   Cấp bách cứu ngành cá tra (09/10/2013)

>   Các ngân hàng cho EVN vay 118.840 tỷ đồng (09/10/2013)

>   Sẽ mở rộng kiểm toán hoạt động (09/10/2013)

>   Yêu cầu 6 doanh nghiệp sữa giải trình việc tăng giá (09/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật